Planck (tàu không gian)

Planck
Mái vòm Planck
TênCOBRAS/SAMBA
Dạng nhiệm vụTàu không gian
Nhà đầu tưESA
COSPAR ID2009-026B
SATCAT no.34938
Trang webhttp://www.esa.int/planck
Thời gian nhiệm vụDự kiến: >15 tháng
Kết quả: 4 năm, 5 tháng, 8 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtThales Alenia Space
Khối lượng phóng1.950 kg (4.300 lb)[1]
Trọng tải205 kg (452 lb)
Kích thướcBody: 4,20 m × 4,22 m (13,8 ft × 13,8 ft)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngngày 14 tháng 5 năm 2009, 13:12:02 UTC
Tên lửaAriane 5 ECA
Địa điểm phóngTrung tâm vũ trụ Guyane,
Guyane thuộc Pháp
Nhà thầu chínhArianespace
Đi vào hoạt độngngày 3 tháng 7 năm 2009
Kết thúc nhiệm vụ
Cách loại bỏDừng làm việc
Dừng hoạt độngngày 23 tháng 10 năm 2013, 12:10:27 (ngày 23 tháng 10 năm 2013, 12:10:27) UTC
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuL2
(1.500.000 km / 930.000 mi)
Chế độLissajous
Gương chính
Kiểu gươngGregorian
Đường kính1,9 m × 1,5 m (6,2 ft × 4,9 ft)
Bước sóng27 GHz đến 1 THz
 

Planckkính thiên văn không gian phát triển và quản lý bởi Cơ quan không gian châu Âu (ESA), được thiết kế để quan sát tính phi đẳng hướng trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) tại tần số vi ba và hồng ngoại ở mức phân giải và độ nhạy cao. Dự án ban đầu có mã hiệu COBRAS/SAMBA, sau đó được lấy theo tên nhà vật lý học người Đức Max Planck (1858–1947), người nhận Giải Nobel vật lý năm 1918.[2]

Tàu Planck được Thales Alenia Space lắp ráp tại Trung tâm không gian Cannes Mandelieu phóng lên vào tháng 5 năm 2009 cùng với Kính thiên văn không gian Herschel bằng tên lửa Ariane 5. Dự án nằm trong chương trình Khoa học Chân trời 2000 có mức đầu tư tầm trung (M3) của ESA. Con tàu đến quỹ đạo quay quanh điểm L2 của hệ Trái Đất - Mặt Trời vào tháng 7. Nó đã hoàn tất một vài lần quét khảo sát toàn bộ bầu trời.

Tàu Planck giúp bổ sung và nâng độ chính xác của kết quả thu được từ Tàu thăm dò vi sóng phi đẳng hướng Wilkinson (WMAP) của NASA, mà trước đó nó đã đo sự bất đẳng hướng ở mức độ phân giải góc lớn hơn với độ nhạy thấp hơn. Dữ liệu từ Planck mang lại thông tin giúp các nhà khoa học kiểm chứng một số lý thuyết về vũ trụ cũng như có được dữ liệu chính xác hơn về thành phần, cấu trúc và nguồn gốc hình thành cấu trúc lớn của vũ trụ.[3]

Tháng 10 năm 2013, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, tàu Planck được điều khiển bay vào quỹ đạo quanh Mặt Trời nhằm tránh bất cứ sự ảnh hưởng nào đến tín hiệu thu nhận từ các phi vụ khác.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Planck space observatory is integrated on Ariane 5 for Arianespace's upcoming launch”. Arianespace. ngày 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Planck overview”. ESA. 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Planck - Objectives”. ESA. 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dambeck, T. (2009). “Planck Readies to Dissect the Big Bang”. Sky & Telescope. 117 (5): 24–28. OCLC 318973848.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Silvers Rayleigh có biệt danh là '' Vua Bóng Tối '' . Ông là Thuyền Viên Đầu Tiên Của Vua Hải Tặc Roger
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Cô được tiết lộ là Ác quỷ Kiểm soát (支 し 配 は い の 悪 あ く 魔 ま Shihai no Akuma?), Hiện thân của nỗi sợ kiểm soát hoặc chinh phục
Noel nên tặng quà gì cho độc đáo
Noel nên tặng quà gì cho độc đáo
noel nên tặng quà gì cho bạn gái, giáng sinh nên tặng quà gì và kèm với đó là thông điệp cầu chúc may mắn, an lành đến cho người được nhận quà