Arno Allan Penzias

Arno Allan Penzias
Arno Allan Penzias, nhà vật lý người Mỹ
Sinh(1933-04-26)26 tháng 4 năm 1933
München, Bavaria, Đức
Mất22 tháng 1 năm 2024(2024-01-22) (90 tuổi)
San Francisco, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpCCNY
Trường Đại học Tổng hợp Columbia
Nổi tiếng vìBức xạ phông vi sóng vũ trụ
Giải thưởng Giải Nobel vật lý (1978)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácBell Labs

Arno Allan Penzias (26 tháng 4 năm 1933  – 22 tháng 1 năm 2024) là nhà vật lý người Mỹ, người nhận Giải Nobel vật lý năm 1978 cùng Robert Woodrow Wilson nhờ công trình khám phá bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Cùng với họ, Pjotr Leonidovič Kapica nhận giải thưởng này nhưng không liên quan gì đến công trình bức xạ vi sóng vũ trụ.

Arno Allan Penzias sinh ra tại München, Đức. Năm lên sáu, ông được đưa sang Anh. Sáu tháng sau, cha mẹ ông và gia đình di cư đến New York City vào năm 1940. Sau đó ông trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1946. Ông tốt nghiệp Brooklyn Technical High School năm 1951, đậu tú tài tại City College of New York, nhận bằng cử nhân năm 1958 và bốn năm sau ông nhận học vị tiến sĩ khoa học tại cùng một trường Columbia University.

Ông qua đời vì biến chứng của bệnh Alzheimer tại một cơ sở trợ giúp sinh hoạt ở San Francisco, vào ngày 22 tháng 1 năm 2024, ở tuổi 90.[1]

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau tốt nghiệp, ông làm việc cùng Robert Woodrow Wilson ở trung tâm nghiên cứu Bell Labs tại New Jersey với máy thu vi sóng cryogen (ở nhiệt độ siêu thấp khoảng 123 K) có độ nhạy cao dùng cho quan sát thiên văn vô tuyến. Năm 1964, hai ông phát hiện sóng nhiễu tầng số cao mà không thể giải thích nguyên gốc. Sóng nhiễu đó mang năng lượng rất thấp so với bức xạ xuất phát từ Ngân Hà đồng thời nó có cùng tính chất ở tất cả các hướng. Penzias và Wilson cho rằng, dụng cụ làm việc của mình có lẽ đã bị nhiễu do một nguồn phát sóng nào đó trên Trái Đất. Họ dự đoán và sau đó tự mình phủ nhận rằng khả năng nguồn gây nhiễu xuất phát từ New York. Cuộc kiểm tra an ten đã phát hiện ra anten bị dính đầy phân bồ câu. Tuy nhiên nhiễu sóng vẫn không được khắc phục sau khi đã làm sạch anten.

Sau khi đã loại trừ tất cả các khả năng gây nhiễu khác, họ đã công bố khám phá của mình. Về sau, nguồn sóng nhiễu này được xác định là bức xạ tự nhiên của nền vũ trụ, được hình thành từ Vụ Nổ Lớn và tồn tại như bức xạ tàn dư. Khám phá này đã khẳng định lý thuyết về Vụ Nổ Lớn, đã thay đổi nhiều giả thuyết về sự hình thành vũ trụ.

Penzias và Wilson nhận giải Henry Draper Medal năm 1977 và sau đó một năm là Giải Nobel vật lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hafner, Katie (22 tháng 1 năm 2014). “Arno A. Penzias, 90, Dies; Nobel Physicist Confirmed Big Bang Theory”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
Chương bắt đầu với cảnh các Phó Đô Đốc chạy đến để giúp Thánh Saturn, nhưng Saturn ra lệnh cho họ cứ đứng yên đó
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Silvers Rayleigh có biệt danh là '' Vua Bóng Tối '' . Ông là Thuyền Viên Đầu Tiên Của Vua Hải Tặc Roger
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở