Quách tần 郭嫔 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thông tin chung | |||||
Sinh | ? | ||||
Mất | 1435 | ||||
Phu quân | Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ | ||||
| |||||
Thân phụ | không rõ | ||||
Thân mẫu | không rõ |
Quách Ái (chữ Hán: 郭爱; ? -1435), thường gọi Quách tần (郭嬪), là một phi tần của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ. Bà được biết đến như một tài nữ bạc mệnh trong lịch sử văn học Trung Quốc với bài từ tuyệt mệnh trước khi qua đời.
Quách tần có biểu tự là Thiện Lý (善理), người Phượng Dương (An Huy, Trung Quốc), cuộc đời quá ngắn ngủi nên tài liệu lịch sử ghi chép về bà rất ít ỏi. Trước khi nhập cung, bà nổi danh là tài nữ đương thời. Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ khi ấy đã nghe danh, bèn nạp bà vào cung làm Tần.
Tuy nhiên, nhập cung chưa được 20 ngày thì Quách tần qua đời. Trước khi chết, bà để lại bài từ tuyệt mệnh với nhan đề Bệnh cách tự ai (病革自哀), câu câu đều chứa chan nước mắt thể hiện sự sinh tử biệt ly với cha mẹ.
|
|
Sách Minh sử, phần "Hậu phi liệt truyện", mục "Hậu phi nhất", đánh giá Quách Ái rất cao, đặt cho bà danh hiệu [Hiền nhi hữu văn; 賢而有文; tức "Vừa hiền huệ vừa biết văn thơ"].
Tuy nhiên, cái chết của Quách Ái không có liên quan đến cái chết của Minh Tuyên Tông như người thời nay lầm tưởng, mà bà chỉ qua đời vì bạo bệnh. Nhưng do truyền kì về Quách Ái trong Minh sử, cùng với thời gian Tuyên Tông qua đời quá khớp nhau, nên người thời nay thường ngộ nhận Quách Ái là phi tần bị bắt tuẫn táng của Minh Tuyên Tông.