Quách Lạc La thị (Dận Tự)

Liêm Thân vương Đích phúc tấn
廉親王嫡福晉
Phúc tấn nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh1680
Mất1726
Phối ngẫuLiêm Thân vương
Dận Tự
Tước hiệu[Bối lặc phu nhân;貝勒夫人]
Thân phụHòa Thạc Ngạch phò Minh Thượng
Thân mẫuHòa Thạc Cách cách

Đích Phúc tấn Quách Lạc La thị (chữ Hán: 嫡福晉郭絡羅氏; 1680-1726), Phúc tấn nhà Thanh, là vợ cả của Liêm Thân vương Dận Tự, Hoàng tử thứ 8 tính trong số những người con trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi đế.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân danh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Đích phúc tấn mang họ Quách Lạc La thị (郭络罗氏), xuất thân danh giá, mẹ là con gái thứ bảy của An Thân vương Nhạc Lạc, được ban hiệu [Hòa Thạc Cách cách, 和碩格格], tương đương Quận chúa.

Quận chúa Ái Tân Giác La thị sinh ngày 30 tháng 8 năm Thuận Trị thứ 16 (1659), thân mẫu nghi vấn là Trắc phúc tấn Ngô Lạt Hán Triết Nhĩ Môn thị (喇汉哲尔门氏) hoặc Trắc phúc tấn Ô Lương Hải Tế Nhĩ Bá Đặc thị (济尔莫特氏), nhưng đều là Trắc phúc tấn nên vị Quận chúa này là thứ nữ. Tháng 2 năm Khang Hi thứ 11, Quận chúa Ái Tân Giác La thị được chỉ định kết hôn với Minh Thượng (明尚) mang họ Quách Lạc La. Năm Khang Hi thứ 12, Ngạch phò Minh Thượng bị phán tham ô 300 lượng trong trò cờ bạc, mà cờ bạc bị cấm vào đầu triều Thanh, Minh Thượng phải tội nên bị xử trảm. Năm Khang Hi thứ 23, Quận chúa cũng qua đời trong tình trạng suy kiệt nặng nề.

Vì cha mẹ đều mất sớm, Quách Lạc La thị được ông ngoại nuôi dưỡng trong phủ An Thân vương. Đích tổ mẫu của bà, cũng tức là Đích Phúc tấn của An Thân vương Nhạc Lạc là con gái của đại thần Sách Ni, cô ruột của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu. Sau khi ông ngoại qua đời, bà vẫn tiếp tục ở lại An vương phủ.

Mang tiếng "đố phụ"

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 31 (1692), Hoàng đế hạ chiếu chỉ định Quách Lạc La thị đính hôn với Hoàng bát tử Dận Tự, người có mẫu thân là Lương phi Vệ thị, năm ấy Dận Tự mới chỉ 11 tuổi. Dận Tự được Khang Hi đế quý mến, văn võ toàn tài, chú trọng rèn giũa nhân phẩm, nên việc ban hôn này chính là muốn xoa dịu An Thân vương Nhạc Lạc. Năm thứ 36 (1697), sơ định lễ[1] của Quách Lạc La thị và Dận Tự được tổ chức tại An vương phủ, đây là sự khác biệt rõ rệt với các vị Hoàng tử khác. Một năm sau, Dận Tự lại được phong Bối lặc (貝勒), cùng năm thì làm lễ thành hôn chính thức với Quách Lạc La thị.

Vài năm đầu sau khi thành hôn, hai người vẫn sống trong Tử Cấm Thành, về sau mới chuyển ra phủ Bát Bối lặc. Bát Bối lặc phủ ngay gần Bách Lâm tự, sát bên với Tứ Bối lặc phủ (nơi sau này là phủ Ung Thân vương). Quách Lạc la thị xuất thân thế gia, tính tình mạnh mẽ ngạo mạn, lại có phần cương liệt không nhu hòa, mọi việc trong phủ đều là một tay bà lo liệu, đễn nỗi Dận Tự còn mang tiếng sợ vợ. Học giả Dương Trân (杨珍) nhận định rằng, Dận Tự là người có số lượng thiếp thất và con cái ít nhất trong số các hoàng tử của Khang Hi, có khả năng chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến danh tiếng xấu của Quách Lạc La thị.[2]

Năm thứ 47 (1708), Khang Hi Đế mỉa mai mẫu thân Lương phi của Dận Tự là ["Tiện phụ Tân giả khố"], cũng đích thân chỉ trích Quách Lạc La thị: [“允禩素受制于妻,其妻系安郡王岳乐之女所出。安郡王因謟媚辅政大臣,遂得封亲王,其妃系索额图之妹,世祖皇帝时记名之女子。其子玛尔珲、景熙、吴尔占等,俱系允禩妻之母舅,并不教训允禩之妻,任其嫉妒行恶,是以允禩迄今尚未生子。; “Tự khép nép với vợ. Một nhà toàn những người có mặt có mũi như An Thân vương, Mã Nhĩ Hồn, Cảnh Hy, Ngô Nhĩ Chiếm mà không biết dạy dỗ con cháu, đẻ ra một đứa ghen tuông đố kỵ ngoan độc như vợ Dận Tự, đến nỗi Tự tới giờ vẫn chưa được mụn con nào.”]

Nhận xét này không rõ khách quan tới đâu, nhưng có một điểm không sát với thực tế: tháng giêng năm 1708, Dận Tự đã có Hoằng Vượng, đứa con đầu lòng và là con trai độc nhất, do người thiếp họ Trương sinh hạ. Tháng Năm cùng năm, người thiếp họ Mao sinh thêm một đứa con gái. Tuy nhiên, nhận xét này của Khang Hy đã được Ung Chính ngày sau vin vào, biến thành một trong nhiều lý do hạ thấp Dận Tự. Tháng giêng năm 1726, Ung Chính nói với các đại thần, nhà Dận Tự, không chỉ chồng “gian ngoan đa đoan”, mà “vợ hắn cũng nghiệt ngã tàn ác, Doãn Tự ngày thường rất sợ. Thánh Tổ Nhân hoàng đế (tức Khang Hy) từng giáng dụ, vợ Doãn Tự thừa hưởng thói ác của nhà ngoại, chỉ cho chồng nạp một hai người tì thiếp, gần như khiến Doãn Tự tuyệt hậu, thê thiếp nghe đến tên là hãi hùng.” Cũng năm ấy, Tần Đạo Nhiên quản gia nhà Cửu a ca Doãn Đường khai rằng: “Mọi việc trong Bát phủ đều do một tay phúc tấn sắp xếp, Doãn Tự chỉ biết tuân theo. Nhà bình dân mà đàn bà làm chủ đã là không được, huống hồ lại trong phủ Thân vương, nói sao cho xuôi.” Tuy vậy, mối quan hệ của Dận Tự với Đích phúc tấn chung quy là nhường nhịn tốt đẹp.

Cửu tử đoạt đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới chủ ý của Quách Lạc La thị, Dận Tự đã nhận một người con gái nhỏ của Hà Trác vào phủ nuôi dưỡng. Mặc dù việc lén lút nuôi dưỡng này thường xuất hiện ở triều Thanh, nhưng cũng trở thành chứng cứ phạm tội của Dận Tự về sau.[3]

Cuối thời Khang Hi, cục diện chính trị hỗn loạn, Thái tử Dận Nhưng hai lần bị phế, nhà mẹ của Quách Lạc La thị là An vương phủ và Dận Tự tích cực tham gia vào cuộc chiến đoạt đích. Người cậu của bà là Cảnh Hi[4] chính là một trong những người khiến cho Dận Nhưng bị phế hai lần. Dận Tự từng là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Dận Nhưng, nhưng dưới sự chèn ép và ghét bỏ của Khang Hi đã không thể kế thừa Đế vị. Đến cuối năm 1722, Khang Hi Đế qua đời, Ung Chính lên ngôi. Không lâu sau thì Dận Tự được phong làm Thân vương.

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng Giêng năm Ung Chính thứ 4 (1726), Ung Chính Đế hạ chỉ:[5]

Nhận được thánh chỉ, Quách Lạc La thị [không hề sợ hãi, ung dung mà đi]. Mùng 7 tháng sau, Ung Chính Đế lại hạ chỉ: “Trong tháng này, lệnh cho vợ tên Doãn Tự tự tận, thiêu xác đổ tro.”

Dận Tự bị cấm cố trong Tông Nhân phủ, bắt đổi tên thành A Kỳ Na (cái tên này lúc được dịch là “lợn”, lúc được dịch là “chó”, gần đây lại được các học giả thống nhất là “trơ tráo”, cùng nghĩa với Tái Tư Hắc). Dận Tự lĩnh tội trạng hơn 40 mục, tháng Mười cùng năm chết trong ngục vì bệnh nặng, thọ 46 tuổi. Hoằng Vượng đem chôn ở Nhiệt Hà. Quách Lạc La thị vì tro cốt đã bị ném bỏ, không thể hợp táng được nữa.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Diễn viên Vai diễn
2011 Cung toả tâm ngọc Dương Mịch Lạc Tình Xuyên
2011 Bộ bộ kinh tâm Thạch Tiểu Quần Quách Lạc La Minh Tuệ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tương tự như lễ đính hôn
  2. ^ Dương Trân (26 tháng 8 năm 2005). “荣辱未卜的皇室女性——以瓜尔佳氏、郭络罗氏为例” [Phụ nữ Hoàng gia vinh nhục chưa biết - lấy Qua Nhĩ Giai thị, Quách Lạc La thị làm ví dụ]. 故宫博物院八十华诞暨国际清史学术研讨会论文集 [Tập luận văn Hội thảo quốc tế nghiên cứu học thuật sử Thanh mừng 80 năm thành lập Viện bảo tàng Cố cung] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Viện bảo tàng Cố Cung. tr. 108–134.
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 44: 甲子。康亲王崇安、及诸王、贝勒、贝子、公、满汉文武大臣等、公同议奏。阿其那罪状四十款。阿其那秉性奸险......平日受制于妻。一日与何焯共谈。任听伊妻门外大笑。不知省避。又将何焯之幼女。私养宅中。以为己女。众所共知者一也......阿其那之妻。不守妇道。圣祖仁皇帝谕上□日甚明。皇上降上□日遣回母家。伊女婢白哥劝伊于皇上前谢罪奏恳。乃愤然曰。我丈夫也。岂因妻室之故而求人乎。白哥见伊日在醉乡。屡次劝谏不从。遂愤恨自缢而死。遂理昏乱。众所共知者一也......
  4. ^ Cảnh Hi là con của Hách Xá Lý thị, tức em họ của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, cậu họ của Dận Nhưng
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 40
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan