Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận. Trong khi họ tranh luận, thì “Quân Vương” vẫn luôn an toàn, trường tồn và nằm đâu đó giữa các luồng ý kiến.
Để viết bài review cuốn sách này, tôi đã tìm đọc các bài review khác trên Internet. Thứ nhất vì tôi không muốn lặp lại những điều đã có sẵn và thứ hai, tôi chưa từng là một bậc Quân Vương nên tôi không tin chắc rằng việc đọc một cuốn sách có thể giúp tôi hiểu và bình luận về tư tưởng và hành động của họ. Nhưng may mắn là cuốn “Hoàng Đế” của tác giả Ryszard Kapuscinski đã giúp tôi bổ sung thêm phần trải nghiệm còn thiếu hụt ấy. Với “Hoàng Đế”, tôi phần nào kiểm chứng được giá trị thực tiễn của “Quân Vương”.
Vì sao tôi chọn review tác phẩm này, dù biết sẽ không hề dễ dàng? Vì tôi nhận thấy đây là một tác phẩm có giá trị mà tác giả Niccolò Machiavelli đã dồn tâm sức rất nhiều, mặc dù ông không thể trở thành một vị Quân Vương. Sự nhiệt thành của ông khiến tôi cảm động. Nhưng tiếc rằng tôi không phải là chúa công Lorenzo Di Piero De’ Medici - người được ông dâng tặng sách, nên cuối cùng Machiavelli dù tài năng song không được trọng dụng và dù được quý mến song không được thu dụng.
Việc ông lại được nhiều người quý trọng hẳn đã khiến dòng họ Medici giao cho ông việc này, vì một nhà văn có tuổi nhận xét rằng: “một chính khách có năng lực mà phải ngồi chơi xơi nước thì chẳng khác nào con cá voi lớn, nó sẽ ra sức lật úp chiếc thuyền, trừ phi người ta quẳng cho nó một cái thùng rỗng để nó đùa chơi”
(“Quân Vương”, trang 15)
“Quân Vương” ra đời trong bối cảnh của những năm tháng Niccolò Machiavelli về hưu trí tại một điền trang nhỏ ở Sansciano, Firenze. Ông đã dốc cạn bầu nhiệt huyết cho nhà cầm quyền hững hờ. Đó là hành vi thao túng con người trong chính trị, như người chơi thao túng các quân cờ trên bàn cờ. Machiavelli dù không hẳn là không biết, song vẫn dấn thân cống hiến.
Vậy Niccolò Machiavelli là người thế nào mà lại mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động như vậy? Chúng ta hãy lắng nghe ông tự bộc bạch về mình trong bức thư gửi Francesco Vettori :
“Và về lòng trung thành của tôi thì không ai có thể nghi ngờ, bởi luôn giữ lòng trung nên bây giờ tôi không biết cách phá bỏ lòng trung; vì kẻ nào đã trung thành và chân thật như tôi thì không thể thay đổi bản chất của mình; và sự nghèo khó của tôi chứng thực cho sự trung thành của tôi.”
(“Quân Vương”, trang 14)
Có phải tất cả những ai ưa thích bàn về chiến tranh, cai trị thì đều do họ hiếu chiến, thích nô dịch người khác? Tôi không tin như vậy. Bởi hiểu về chiến tranh là nền tảng gìn giữ hòa bình và thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ về việc cai trị là sự khẳng định hoài bão, hùng tâm xứng đáng ở vị trí mà không ít người trong lòng thèm muốn, ngoài mặt coi khinh.
Cuốn sách “Quân Vương” (tôi đọc bản dịch của Thiếu Khanh, Nhã Nam phát hành) có nội dung chính gồm 26 chương, dày hơn 215 trang. Dung lượng khiêm tốn thể hiện những điều tác giả trình bày rất cô đọng, thiên về các nguyên lý, phương hướng và chỉ bổ sung thêm các dẫn chứng thực sự hữu ích thay vì lối kể chuyện truyền cảm hứng dài dòng.
Dĩ nhiên đây không phải cuốn sách để chúng ta áp dụng các kỹ thuật đọc lướt và cũng không phải cuốn sách đọc một lần là hiểu. Nếu từng đọc các cuốn sách về đề tài chiến lược, chính trị và nghệ thuật chiến tranh như: “Binh Pháp Tôn Tử” và “Ngũ Luân Thư” bạn đọc sẽ nhận thấy những cuốn sách này không phải dành cho tất cả mọi người và không phải tất cả mọi người đều có nhu cầu tìm đọc. Bởi “Quân Vương” ngay từ khi được viết ra đã có sứ mệnh là phụng sự các bậc vương, tướng trong quá khứ và các thủ lĩnh trong hiện tại hiện thực hóa giấc mộng cai trị và bành trướng quyền lực.
Tôi đón nhận tác phẩm này ở cả hai phương diện là nghệ thuật và xảo thuật, để cùng lúc thấy cả vẻ đẹp và sự ám muội bên trong. Như Zorba (trong “Zorba - Con người hoan lạc”) thấy Thượng đế và Ác quỷ chỉ là một.
Vì bản tính của con người là có trách nhiệm với những lợi ích họ trao đi cũng nhiều như với những gì họ nhận về. Vì vậy, nếu cân nhắc kỹ mọi điều thì một vị minh quân sẽ không khó gì giữ cho bá tánh một lòng chung thủy với mình nếu ông không thiếu sót trong việc hỗ trợ và bảo vệ họ.
(“Quân Vương”, trang 79)
Nghệ thuật cai trị của Quân Vương là khiến thần dân khao khát bị trị. Vì sao lại như vậy? Machiavelli tỏ tường rằng con người ích kỷ và khao khát những lợi ích trước hết là cho chính bản thân. Nên sẽ không ai tự nguyện đứng ra gánh vác những trọng trách lớn lao hay những vị trí nguy hiểm. Thường dân chỉ muốn ấm no, sinh con đẻ cái, dựng vợ gả chồng cho con cái, sống sung túc khi về già và chết thì được chôn cất tử tế với lễ nghi đàng hoàng.
Cũng có một số người muốn mở mang hiểu biết và khao khát vươn lên, nhưng họ hoặc không đủ tài năng, hoặc không đủ can đảm nên cuối cùng sẽ chỉ dừng lại ở việc đánh chiếm các thành trì của ý tưởng.
Đấng Quân Vương giải quyết các vấn đề lớn lao mà người khác không muốn giải quyết: hỗ trợ và bảo vệ. Bằng sự hỗ trợ đúng lúc, đúng cách, đúng người, Quân Vương xây những tòa tháp ngà cho giới tri thức, ban phát ruộng đồng cho nông dân, tạo ra công việc cho thợ thủ công và thổi làn gió mát cho cánh buồm của giới thương nhân. Vị minh chủ này tạo nên tất cả, gắn kết các đầu mối để chúng vận hành trơn tru và khiến thần dân cảm thấy hạnh phúc khi mình là một phần của guồng máy ấy. Nếu không có Quân Vương, rất có thể họ chỉ là những nhóm người manh mún, yếu đuối sống lay lắt qua ngày để đi cướp hoặc bị cướp.
Quân Vương không chối từ việc cầm gươm nếu thời cuộc đòi hỏi. Vì minh chủ là kẻ luôn phòng bị trong thời bình và làm việc không biết mệt mỏi khi người khác cảm thấy mệt mỏi. Thay vì tìm vui trong những thú tiêu khiển hấp dẫn, Quân Vương tìm niềm vui trong việc nghiền ngẫm binh pháp và chỉnh đốn quân đội. Bằng sự trui rèn ấy, Quân Vương đủ năng lực bảo vệ thần dân và lãnh địa của mình.
Ở một xứ sở thái bình, thịnh vượng, hùng mạnh như vậy liệu có thần dân nào không muốn bị trị? Nhưng sự đời không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên mỗi vị Quân Vương đều có chiếc bóng của riêng mình.
Theo ý kiến và nhận định của các bậc minh triết, không gì phù phiếm hay bấp bênh hơn thứ tiếng tăm và quyền lực không xuất phát từ sức mạnh thực sự của bản thân
(“Quân Vương”, trang 97)
Như bạn đọc nhận thấy, ở trang 79 tác giả bàn đến “Ân”, thì ở trang 97 ông nhắc tới “Uy”.
Trong số 26 chương của tác phẩm, chỉ duy nhất một chương bắt đầu với chữ “Đừng” (Chương 19: Đừng để bị coi thường và thù ghét). Với Machiavelli một đấng Quân Vương thực thụ thì có rất ít giới hạn. Bởi có ít giới hạn nên luật pháp, luân lý, đạo đức là thứ được ban hành để điều khiển người khác, không áp dụng với Quân Vương. Do đó, tầm ảnh hưởng và sự biến đổi linh hoạt của Quân Vương không tuân theo trật tự thông thường: khi là sư tử dũng mãnh, lúc lại là cáo gian xảo.
Tính chất “Người hùng mang ngàn gương mặt” ấy khiến người ta phẫn nộ. Nhưng chỉ cần họ không coi thường và thù ghét, thì Quân Vương không có gì để ưu tư. Trong phóng sự đan xen yếu tố văn chương “Hoàng Đế”, Hajle Sellassje tại vương quốc Ethiopia đã triệt để vận dụng xảo thuật này. Cụ thể với triều đình, ông ta ban phát cùng lúc cả bổng lộc, chức tước và nỗi sợ hãi. Với nhân dân ông hiện lên với hình ảnh thánh thiện, luôn ủng hộ, khích lệ họ sống với nghèo khổ. Ở ông luôn có sự lấp lửng nên trách nhiệm và các kế hoạch phát triển đất nước theo đó cũng là một màn “sương khói”. Hajle Sellassje ta đã thành công trong việc cai trị đất nước, tạo nên đế chế xây dựng trên lòng tham, sự dốt nát và nỗi sợ.
Xảo thuật của Quân Vương còn nằm ở hành động chiếm – giữ, công - thủ mà việc chiếm – giữ cần táo bạo đôi khi đến mức tàn bạo, còn việc công – thủ “binh bất yếm trá” (dùng binh bất chấp thủ đoạn) đến mức tráo trở.
Quân Vương là một con người bằng xương bằng thịt không phải là hình mẫu lý tưởng trong những huyền thoại ngây thơ của con người. Do đó, nhân vật này không cần thiết phải biến mình thành anh hùng, mà những việc họ làm và những di sản họ để lại sẽ được định giá tùy vào góc nhìn của phe chiến thắng hay phe chiến bại.
Con đường Đế Vương thuần túy và thực sự là con đường không thể tách rời khỏi cả nghệ thuật lẫn xảo thuật. Nhưng cái giá của vinh quang ấy cũng không hề rẻ, khi ta nghe được lời trăn trối với Pagolo Guinigi từ Castruccio Castracani của Lucca- người được Machiavelli cho rằng hội tụ đủ phẩm chất của bậc Quân Vương:
Giá như ta biết số mệnh sẽ lấy đi mạng sống của ta ở lưng chừng sự nghiệp dẫn đến vinh quang mà tất cả những thành công ta đã gặt hái được đã hứa hẹn, thì ta đã hoạt động ít hơn, và ta đã để lại cho cậu một nước nhỏ hơn song ít kẻ thù và hiểm họa hơn, vì đáng lẽ ta nên bằng lòng với địa vị thống đốc Lucca và Pistoia mà thôi.
(“Quân Vương”, trang 207)
Ở tột đỉnh vinh quang và quyền lực, con người hùng mạnh ấy cuối cùng cũng phải nhắc lại tâm sự của không biết bao thế hệ chiến tướng, vương tử, hoàng đế, nguyên soái trước đây. Đó là những lời từ tận đáy lòng, mở đầu bằng “đáng lẽ” và “giá như”, khép lại với sự yên lặng mãi mãi “khi cát bụi trở về với cát bụi”.
Vậy liệu có tồn tại sự khác biệt trong đường lối cai trị của phương Tây và phương Đông? “Quân Vương” liệu có phải là đại diện cho sự cai trị thuần túy không hề quan tâm đến nhân nghĩa? Con người vốn dĩ vẫn thường thích so sánh hiện thực và lý tưởng. Trong khi hiện thực thì không phải lúc nào cũng toàn hảo và lý tưởng thì không phải lúc nào cũng thiết thực.
Tôi nghĩ rằng sự khác biệt của thuật cai trị sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, từng bối cảnh. Tầm ảnh hưởng của “Quân Vương” ngày nay không dừng lại ở phương Tây và danh tiếng của “Binh Pháp Tôn Tử” không dừng lại ở phương Đông. Khi quá trình dung nạp đó diễn ra, chúng ta có thể nhận thấy những kiến thức về nghệ thuật cai trị luôn hữu ích với những nhà cầm quyền. Nhưng thực thi nghệ thuật ấy ra sao, lại là lựa chọn của họ khi nắm thực quyền trong tay- vì một Quân Vương luôn có rất ít các giới hạn.
“Quân Vương” là một tác phẩm có giá trị. Ở tập sách khiêm nhường này, bề tôi tận tụy Niccolò Machiavelli đã dốc cạn đời sống tư tưởng, nghệ thuật chính trị, tài năng văn chương và hiểu biết lịch sử của bản thân. Tôi nghĩ rằng ông không viết tác phẩm này để được khen hay bị chê, để người bình thường như chúng ta thảo luận, mà thời cuộc và số phận đã tự an bài ông với trọng trách ấy. Một trọng trách rất vĩ đại: trao truyền tri thức đến các bậc quân vương từ thế hệ này sang thế hệ khác, để họ sáng tỏ Đạo của bậc Minh Quân.
Như chính ông từng kết luận:
Vì thế, thần kết luận rằng, số mệnh không ngừng thay đổi, nhưng bản tính con người thì khó dời. Chừng nào hai cái đó thống nhất với nhau thì người ta thành công; nếu không thì người ta thất bại.
Để viết bài review cuốn sách này, tôi đã tìm đọc các bài review khác trên Internet. Thứ nhất vì tôi không muốn lặp lại những điều đã có sẵn và thứ hai, tôi chưa từng là một bậc Quân Vương nên tôi không tin chắc rằng việc đọc một cuốn sách có thể giúp tôi hiểu và bình luận về tư tưởng và hành động của họ. Nhưng may mắn là cuốn “Hoàng Đế” của tác giả Ryszard Kapuscinski đã giúp tôi bổ sung thêm phần trải nghiệm còn thiếu hụt ấy. Với “Hoàng Đế”, tôi phần nào kiểm chứng được giá trị thực tiễn của “Quân Vương”.
Vì sao tôi chọn review tác phẩm này, dù biết sẽ không hề dễ dàng? Vì tôi nhận thấy đây là một tác phẩm có giá trị mà tác giả Niccolò Machiavelli đã dồn tâm sức rất nhiều, mặc dù ông không thể trở thành một vị Quân Vương. Sự nhiệt thành của ông khiến tôi cảm động. Nhưng tiếc rằng tôi không phải là chúa công Lorenzo Di Piero De’ Medici - người được ông dâng tặng sách, nên cuối cùng Machiavelli dù tài năng song không được trọng dụng và dù được quý mến song không được thu dụng.
Việc ông lại được nhiều người quý trọng hẳn đã khiến dòng họ Medici giao cho ông việc này, vì một nhà văn có tuổi nhận xét rằng: “một chính khách có năng lực mà phải ngồi chơi xơi nước thì chẳng khác nào con cá voi lớn, nó sẽ ra sức lật úp chiếc thuyền, trừ phi người ta quẳng cho nó một cái thùng rỗng để nó đùa chơi”
(“Quân Vương”, trang 15)
“Quân Vương” ra đời trong bối cảnh của những năm tháng Niccolò Machiavelli về hưu trí tại một điền trang nhỏ ở Sansciano, Firenze. Ông đã dốc cạn bầu nhiệt huyết cho nhà cầm quyền hững hờ. Đó là hành vi thao túng con người trong chính trị, như người chơi thao túng các quân cờ trên bàn cờ. Machiavelli dù không hẳn là không biết, song vẫn dấn thân cống hiến.
Vậy Niccolò Machiavelli là người thế nào mà lại mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động như vậy? Chúng ta hãy lắng nghe ông tự bộc bạch về mình trong bức thư gửi Francesco Vettori :
“Và về lòng trung thành của tôi thì không ai có thể nghi ngờ, bởi luôn giữ lòng trung nên bây giờ tôi không biết cách phá bỏ lòng trung; vì kẻ nào đã trung thành và chân thật như tôi thì không thể thay đổi bản chất của mình; và sự nghèo khó của tôi chứng thực cho sự trung thành của tôi.”
(“Quân Vương”, trang 14)
Có phải tất cả những ai ưa thích bàn về chiến tranh, cai trị thì đều do họ hiếu chiến, thích nô dịch người khác? Tôi không tin như vậy. Bởi hiểu về chiến tranh là nền tảng gìn giữ hòa bình và thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ về việc cai trị là sự khẳng định hoài bão, hùng tâm xứng đáng ở vị trí mà không ít người trong lòng thèm muốn, ngoài mặt coi khinh.
Cuốn sách “Quân Vương” (tôi đọc bản dịch của Thiếu Khanh, Nhã Nam phát hành) có nội dung chính gồm 26 chương, dày hơn 215 trang. Dung lượng khiêm tốn thể hiện những điều tác giả trình bày rất cô đọng, thiên về các nguyên lý, phương hướng và chỉ bổ sung thêm các dẫn chứng thực sự hữu ích thay vì lối kể chuyện truyền cảm hứng dài dòng.
Dĩ nhiên đây không phải cuốn sách để chúng ta áp dụng các kỹ thuật đọc lướt và cũng không phải cuốn sách đọc một lần là hiểu. Nếu từng đọc các cuốn sách về đề tài chiến lược, chính trị và nghệ thuật chiến tranh như: “Binh Pháp Tôn Tử” và “Ngũ Luân Thư” bạn đọc sẽ nhận thấy những cuốn sách này không phải dành cho tất cả mọi người và không phải tất cả mọi người đều có nhu cầu tìm đọc. Bởi “Quân Vương” ngay từ khi được viết ra đã có sứ mệnh là phụng sự các bậc vương, tướng trong quá khứ và các thủ lĩnh trong hiện tại hiện thực hóa giấc mộng cai trị và bành trướng quyền lực.
Tôi đón nhận tác phẩm này ở cả hai phương diện là nghệ thuật và xảo thuật, để cùng lúc thấy cả vẻ đẹp và sự ám muội bên trong. Như Zorba (trong “Zorba - Con người hoan lạc”) thấy Thượng đế và Ác quỷ chỉ là một.
Tượng đài Quân Vương và Nghệ thuật
Vì bản tính của con người là có trách nhiệm với những lợi ích họ trao đi cũng nhiều như với những gì họ nhận về. Vì vậy, nếu cân nhắc kỹ mọi điều thì một vị minh quân sẽ không khó gì giữ cho bá tánh một lòng chung thủy với mình nếu ông không thiếu sót trong việc hỗ trợ và bảo vệ họ.
(“Quân Vương”, trang 79)
Nghệ thuật cai trị của Quân Vương là khiến thần dân khao khát bị trị. Vì sao lại như vậy? Machiavelli tỏ tường rằng con người ích kỷ và khao khát những lợi ích trước hết là cho chính bản thân. Nên sẽ không ai tự nguyện đứng ra gánh vác những trọng trách lớn lao hay những vị trí nguy hiểm. Thường dân chỉ muốn ấm no, sinh con đẻ cái, dựng vợ gả chồng cho con cái, sống sung túc khi về già và chết thì được chôn cất tử tế với lễ nghi đàng hoàng.
Cũng có một số người muốn mở mang hiểu biết và khao khát vươn lên, nhưng họ hoặc không đủ tài năng, hoặc không đủ can đảm nên cuối cùng sẽ chỉ dừng lại ở việc đánh chiếm các thành trì của ý tưởng.
Đấng Quân Vương giải quyết các vấn đề lớn lao mà người khác không muốn giải quyết: hỗ trợ và bảo vệ. Bằng sự hỗ trợ đúng lúc, đúng cách, đúng người, Quân Vương xây những tòa tháp ngà cho giới tri thức, ban phát ruộng đồng cho nông dân, tạo ra công việc cho thợ thủ công và thổi làn gió mát cho cánh buồm của giới thương nhân. Vị minh chủ này tạo nên tất cả, gắn kết các đầu mối để chúng vận hành trơn tru và khiến thần dân cảm thấy hạnh phúc khi mình là một phần của guồng máy ấy. Nếu không có Quân Vương, rất có thể họ chỉ là những nhóm người manh mún, yếu đuối sống lay lắt qua ngày để đi cướp hoặc bị cướp.
Quân Vương không chối từ việc cầm gươm nếu thời cuộc đòi hỏi. Vì minh chủ là kẻ luôn phòng bị trong thời bình và làm việc không biết mệt mỏi khi người khác cảm thấy mệt mỏi. Thay vì tìm vui trong những thú tiêu khiển hấp dẫn, Quân Vương tìm niềm vui trong việc nghiền ngẫm binh pháp và chỉnh đốn quân đội. Bằng sự trui rèn ấy, Quân Vương đủ năng lực bảo vệ thần dân và lãnh địa của mình.
Ở một xứ sở thái bình, thịnh vượng, hùng mạnh như vậy liệu có thần dân nào không muốn bị trị? Nhưng sự đời không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên mỗi vị Quân Vương đều có chiếc bóng của riêng mình.
Chiếc bóng Quân Vương và Xảo thuật
Theo ý kiến và nhận định của các bậc minh triết, không gì phù phiếm hay bấp bênh hơn thứ tiếng tăm và quyền lực không xuất phát từ sức mạnh thực sự của bản thân
(“Quân Vương”, trang 97)
Như bạn đọc nhận thấy, ở trang 79 tác giả bàn đến “Ân”, thì ở trang 97 ông nhắc tới “Uy”.
Trong số 26 chương của tác phẩm, chỉ duy nhất một chương bắt đầu với chữ “Đừng” (Chương 19: Đừng để bị coi thường và thù ghét). Với Machiavelli một đấng Quân Vương thực thụ thì có rất ít giới hạn. Bởi có ít giới hạn nên luật pháp, luân lý, đạo đức là thứ được ban hành để điều khiển người khác, không áp dụng với Quân Vương. Do đó, tầm ảnh hưởng và sự biến đổi linh hoạt của Quân Vương không tuân theo trật tự thông thường: khi là sư tử dũng mãnh, lúc lại là cáo gian xảo.
Tính chất “Người hùng mang ngàn gương mặt” ấy khiến người ta phẫn nộ. Nhưng chỉ cần họ không coi thường và thù ghét, thì Quân Vương không có gì để ưu tư. Trong phóng sự đan xen yếu tố văn chương “Hoàng Đế”, Hajle Sellassje tại vương quốc Ethiopia đã triệt để vận dụng xảo thuật này. Cụ thể với triều đình, ông ta ban phát cùng lúc cả bổng lộc, chức tước và nỗi sợ hãi. Với nhân dân ông hiện lên với hình ảnh thánh thiện, luôn ủng hộ, khích lệ họ sống với nghèo khổ. Ở ông luôn có sự lấp lửng nên trách nhiệm và các kế hoạch phát triển đất nước theo đó cũng là một màn “sương khói”. Hajle Sellassje ta đã thành công trong việc cai trị đất nước, tạo nên đế chế xây dựng trên lòng tham, sự dốt nát và nỗi sợ.
Xảo thuật của Quân Vương còn nằm ở hành động chiếm – giữ, công - thủ mà việc chiếm – giữ cần táo bạo đôi khi đến mức tàn bạo, còn việc công – thủ “binh bất yếm trá” (dùng binh bất chấp thủ đoạn) đến mức tráo trở.
Quân Vương là một con người bằng xương bằng thịt không phải là hình mẫu lý tưởng trong những huyền thoại ngây thơ của con người. Do đó, nhân vật này không cần thiết phải biến mình thành anh hùng, mà những việc họ làm và những di sản họ để lại sẽ được định giá tùy vào góc nhìn của phe chiến thắng hay phe chiến bại.
Con đường Đế Vương thuần túy và thực sự là con đường không thể tách rời khỏi cả nghệ thuật lẫn xảo thuật. Nhưng cái giá của vinh quang ấy cũng không hề rẻ, khi ta nghe được lời trăn trối với Pagolo Guinigi từ Castruccio Castracani của Lucca- người được Machiavelli cho rằng hội tụ đủ phẩm chất của bậc Quân Vương:
Giá như ta biết số mệnh sẽ lấy đi mạng sống của ta ở lưng chừng sự nghiệp dẫn đến vinh quang mà tất cả những thành công ta đã gặt hái được đã hứa hẹn, thì ta đã hoạt động ít hơn, và ta đã để lại cho cậu một nước nhỏ hơn song ít kẻ thù và hiểm họa hơn, vì đáng lẽ ta nên bằng lòng với địa vị thống đốc Lucca và Pistoia mà thôi.
(“Quân Vương”, trang 207)
Ở tột đỉnh vinh quang và quyền lực, con người hùng mạnh ấy cuối cùng cũng phải nhắc lại tâm sự của không biết bao thế hệ chiến tướng, vương tử, hoàng đế, nguyên soái trước đây. Đó là những lời từ tận đáy lòng, mở đầu bằng “đáng lẽ” và “giá như”, khép lại với sự yên lặng mãi mãi “khi cát bụi trở về với cát bụi”.
Vậy liệu có tồn tại sự khác biệt trong đường lối cai trị của phương Tây và phương Đông? “Quân Vương” liệu có phải là đại diện cho sự cai trị thuần túy không hề quan tâm đến nhân nghĩa? Con người vốn dĩ vẫn thường thích so sánh hiện thực và lý tưởng. Trong khi hiện thực thì không phải lúc nào cũng toàn hảo và lý tưởng thì không phải lúc nào cũng thiết thực.
Tôi nghĩ rằng sự khác biệt của thuật cai trị sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, từng bối cảnh. Tầm ảnh hưởng của “Quân Vương” ngày nay không dừng lại ở phương Tây và danh tiếng của “Binh Pháp Tôn Tử” không dừng lại ở phương Đông. Khi quá trình dung nạp đó diễn ra, chúng ta có thể nhận thấy những kiến thức về nghệ thuật cai trị luôn hữu ích với những nhà cầm quyền. Nhưng thực thi nghệ thuật ấy ra sao, lại là lựa chọn của họ khi nắm thực quyền trong tay- vì một Quân Vương luôn có rất ít các giới hạn.
Thay cho lời kết
“Quân Vương” là một tác phẩm có giá trị. Ở tập sách khiêm nhường này, bề tôi tận tụy Niccolò Machiavelli đã dốc cạn đời sống tư tưởng, nghệ thuật chính trị, tài năng văn chương và hiểu biết lịch sử của bản thân. Tôi nghĩ rằng ông không viết tác phẩm này để được khen hay bị chê, để người bình thường như chúng ta thảo luận, mà thời cuộc và số phận đã tự an bài ông với trọng trách ấy. Một trọng trách rất vĩ đại: trao truyền tri thức đến các bậc quân vương từ thế hệ này sang thế hệ khác, để họ sáng tỏ Đạo của bậc Minh Quân.
Như chính ông từng kết luận:
Vì thế, thần kết luận rằng, số mệnh không ngừng thay đổi, nhưng bản tính con người thì khó dời. Chừng nào hai cái đó thống nhất với nhau thì người ta thành công; nếu không thì người ta thất bại.
292
|
7/5/2023 1:20:56 PM