Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sử dụng hệ thống quân khu để phân chia địa bàn tác chiến trong nước, gọi là Quân khu (军区), gần đây cải tổ và sáp nhập thành 5 Chiến khu (战区). Mỗi quân khu thường tổ chức theo cơ cấu bộ tư lệnh, đều phối hoạt động của các đơn vị Hải, Lục, Không quân trên địa bàn tác chiến của mình. Từ năm 2016, toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc được phân thành 5 quân khu lớn, gọi là Ngũ đại chiến khu (五大战区)[2].
Trước khi kiểm soát được toàn bộ Trung Hoa đại lục và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng hệ thống địa bàn quân sự trên những vùng kiểm soát gọi là quân khu. Từ năm 1949 đến 1954, hệ thống quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được phân thành 3 cấp:
Nhất cấp quân khu: gồm 6 quân khu Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Trung (sau đổi thành Trung Nam), Tây Bắc, Tây Nam.
Nhị cấp quân khu: gồm 19 quân khu Sơn Tây, Tuy Viễn, Nội Mông, Sơn Đông, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Xuyên Đông, Vân Nam, Quý Châu, Cam Túc, Thiểm Tây, Tân Cương, Tây Tạng.
Tam cấp quân khu: gồm 25 quân khu Liêu Đông, Liêu Tây, Hà Bắc, Bình Nguyên, Sát Ha Nhĩ, Giao Đông, Bột Hải, Lỗ Trung Nam, Tô Bắc, Tô Nam, Hoàn Nam, Hoàn Bắc, Cám Tây Nam, Tương Tây, Hải Nam, Xuyên Nam, Xuyên Tây, Xuyên Bắc, Tây Khang, Thiểm Nam, Khách Thập, Địch Hóa, Y Lê, Ninh Hạ, Thanh Hải. Ngoài ra còn có 4 Bộ quân sự tỉnh là Nhiệt Hà, Cát Lâm, Tùng Giang, Long Giang cũng được xem là tương đương.
Năm 1954, số Nhị cấp quân khu giảm xuống còn 5 quân khu gồm Sơn Đông, Phúc Kiến, Vân Nam, Tây Tạng, Tân Cương. Còn lại hạ xuống Tam cấp quân khu.
Từ năm 1955, hệ thống quân khu tổ chức thành 2 cấp là Đại quân khu (tương ứng với Nhất cấp quân khu) và Quân khu (còn gọi là quân khu cấp tỉnh, tương ứng với Nhị cấp và Tam cấp quân khu). Toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc được phân thành 13 Đại quân khu gồm:
Tháng 5 năm 1967, Quân khu Nội Mông bị hạ xuống cấp quân khu cấp tỉnh, nhập vào Quân khu Bắc Kinh. Tháng 12 năm 1968, Quân khu Tây Tạng cũng hạ xuống quân khu cấp tỉnh, nhập vào Quân khu Thành Đô. Số Đại quân khu giảm xuống chỉ còn 11.
Từ ngày 1 tháng 2 năm 2016, hệ thống 7 đại quân khu (Thất đại quân khu) bị giải thể và được thay bằng 5 đại chiến khu (Ngũ đại chiến khu) mới (tiếng Anh dịch là theater command)[3] gồm:
International Institute for Strategic Studies, The Military Balance, 1979/80, 1981/82, 1988/89.
Chapter 8, PLA Ground Forces, by Dennis J Blasko, in The People's Liberation Army as Organisation, RAND, CF182.
Thomas C. Roberts, The Chinese People's Militia and Doctrine of People's War, National Security Affairs Monograph Series 83-4, 1983, National Defence University Press, Washington DC.
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực