Quan hệ Philippines – Tòa Thánh

Quan hệ Philippines – Tòa Thánh

Philippines

Tòa Thánh

Quan hệ Philippines – Tòa Thánh đề cập đến mối quan hệ giữa Toà ThánhPhilippines (Phi Luật Tân). Là một trong hai quốc gia có số giáo dân Công giáo đa số ở châu Á (nước còn lại là Đông Timor), Philippines có những mối quan hệ đáng kể với Tòa Thánh. Toà Thánh có một Tòa sứ thần ở Manila,[1] và Philippines có một đại sứ quán tại Tòa Thánh (Vatican) có trụ sở tại Roma.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công giáo lần đầu tiên đến Philippines vào thế kỷ 16, với những người truyền giáo đi theo những người chinh phục khi họ sáp nhập các hòn đảo với Đế chế Tây Ban Nha. Vào thời điểm Philippines giành lại chủ quyền từ Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với việc thành lập Cộng hòa thứ ba, Công giáo đã để lại một ấn tượng lâu dài về văn hóa và xã hội Philippines với ít nhất bảy mươi phần trăm người dân tuyên xưng đức tin Công giáo.

Trong thời gian Tổng thống Philippines Elpidio Quirino, chức vụ ngoại giao của Tòa Thánh từ Khâm sứ Tòa Thánh tại Philippines được nâng cấp lên thành hạng Sứ thần Tòa Thánh, với Tổng giám mục Egidio Vagnozzi trở thành Sứ thần đầu tiên vào ngày 9 tháng 4 năm 1951. Đại sứ Philippines đầu tiên đến Tòa Thánh, Tiến sĩ Manuel Moran, trình quốc thư cho Giáo hoàng Piô XII vào ngày 4 tháng 6 năm 1951.[3][4]

Cho đến ngày nay, ba giáo hoàng đã có chuyến thăm mục vụ đến Philippines. Giáo hoàng Phaolô VI viếng thăm Philippines vào năm 1970 và phát biểu trước sinh viên tại Đại học Santo Tomas (UST) ở Manila. Năm 1981, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã phát biểu tại UST, và tôn phong Hiển thánh cho Lorenzo Ruiz, một tín hữu sống vào thế kỷ 17 tại Manila. Buổi lễ nà Luneta Park, sự đánh giá lần tôn phong Hiển thánh đầu tiên được thực hiện bên ngoài Vatican. Giáo hoàng sau đó đã trở lại Philippines vào năm 1995 để tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới X. Vào ngày 15–19 tháng 1 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô đã có chuyến viếng thăm tại Philippines, tại đây đã có bài phát biểu tại UST và viếng thăm Tacloban, thành phố bị tàn phá bởi cơn bão Yolanda (Haiyan).[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Apostolic Nunciature of Holy See (Vatican City) in Manila, Philippines”. EmbassyPages.com. 8 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. Head of Mission: Antonio Franco, Apostolic Nuncio.
  2. ^ “Embassy of Philippines in Vatican, Holy See (Vatican City)”. EmbassyPages.com. 8 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. Head of Mission: Ms Leonida L. Vera, Ambassador
  3. ^ “Te Deum' for 50th anniversary of diplomatic relations with the Philippines”. Vatican.va. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ “Pinoys mark 60 years of PHL-Vatican relations”. GMA News. ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ “UST graced with 3 papal visits, Pope's video message - INQUIRER.net, Philippine News for Filipinos”. Newsinfo.inquirer.net. ngày 28 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino là DPS hệ hỏa, với các cơ chế liên quan tới Khế ước sinh mệnh, đi được cả mono hỏa lẫn bốc hơi, nhưng có thể sẽ gặp vấn đề về sinh tồn.
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
Tất tần tật về nghề Telesales
Tất tần tật về nghề Telesales
Telesales là cụm từ viết tắt của Telephone là Điện thoại và Sale là bán hàng