Rickrolling, hay còn gọi là Rickroll, là một trò đùa và một meme rất nổi tiếng trên mạng xã hội Internet được ra đời vào năm 2006, meme này hoạt động bằng việc chèn bài hát Never Gonna Give You Up của ca sĩ người Anh Rick Astley vào một trang web hoặc một video ngẫu nhiên. Những nạn nhân nhấp phải những trang web ngẫu nhiên có gắn trò đùa rickroll này đều sẽ bị nhận lấy sự xấu hổ lẫn hài hước.
Rickroll bắt đầu vào năm 2006 dưới một trò đùa theo kiểu "Nhử mồi và chuyển đổi" hay "duck rolling" khá nổi tiếng trên 4chan vào năm 2006, sau đó cũng đã trở nên phổ biến trên chính trang web đó trong sự kiện Cá tháng Tư năm 2007 và lan ra trên nhiều trang mạng khác vài năm sau đó. Youtube đã từng dùng trò đùa này vào sự kiện Cá tháng Tư vào năm 2008.
Rickroll mặc dù gây nên sự hài hước cho một số người, nhưng đôi khi cũng gây nên sự khó chịu và ức chế cho một số người dùng khác.
Bài hát được dùng để rickroll chính là ca khúc "Never Gonna Give You Up" của ca sĩ Rick Astley ra mắt vào năm 1987 nhưng vào năm 2006, Erik Helwig đã dùng ca khúc này để chọc phá đài radio tại Michigan trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.[1]
Bài mẫu chiêu dụ người khác mắc bẫy Rickroll này tiếp tục được áp dụng trên 4chan với một phiên bản khác với tên gọi là Duckrolling. Trò này dụ người xem bằng một link trang web ngoài với tiêu đề hoặc video hấp dẫn, thú vị và mang tính tò mò để người xem bấm vào link và thấy hình một con vịt.[2]
Tháng 3 năm 2007, một bài viết giới thiệu về trailer game Grand Theft Auto IV sắp ra mắt vào thời điểm đó đã gây nên náo loạn cực lớn cho nhiều game thủ, đến mức trang web của Rockstar còn bị sập vì quá nhiều người truy cập vào. Một số người cố gắng đưa clip trailer ra những nơi khác để mọi người có thể xem được, nhưng Shawn Cotter, một người dùng trên 4chan đã chơi nước đi lớn, đó là gắn đường link dẫn về bài hát Never Gonna Give You Up vào đoạn video được cho là "trailer" của tựa game. Điều này khiến cộng đồng fan GTA khá tức giận vì bị lừa nhưng cũng buồn cười vì bài hát khá vui nhộn.[3]
Rickrolling bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào năm 2008 trên các trang web, truyền thông chính thống. Theo công ty bỏ phiếu SurveyUSA, vào tháng 4/2008 nước Mỹ ước tính đã có khoảng 18 triệu người dùng bị chơi xỏ "rickroll".[4]
Trò đùa này được cư dân mạng "tận dụng" triệt để vào những ngày đầu xuất hiện. Cả những trang web hay công ty lớn cũng đem 'Rickroll' ra để trêu đùa nhau. Vào ngày Cá tháng tư năm 2008, tất cả những video "recommended (được đề xuất)" trên trang chủ YouTube hóa ra đều là "Rickroll". Cũng vào năm 2008, đoàn diễu hành của nhà bán lẻ Macy's trong ngày lễ tạ ơn đã biến thành phiên bản "Rickroll" lớn nhất khi chính Rick Astley đã xuất hiện và lip sync (hát nhép) bài hát nổi tiếng của mình trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân thành phố New York, Mỹ.[5]
Tháng 9/2009, tạp chí Wired có xuất bản một hướng dẫn về cách làm một trò lừa bịp hay nhất trong thời kì 4.0, trong đó có liệt kê trò đùa "rickroll", cùng với một bức thư thuyết phục giả.[6] Không lâu sau đó, tháng 11/2009 lại xuất hiện một loại virus trên IPhone tưởng chừng rất nguy hiểm, chỉ đến khi mà hình nền con virus lại xuất hiện hình ảnh anh chàng Rick Astley cùng với dòng chữ "Bạn Đã Bị Rickroll", con virus sau đó không gây thiệt hại gì cho điện thoại cả.[7]
Video phổ biến nhất trên YouTube được dùng để "rickroll" từ năm 2007[8] có tiêu đề là "Rickroll'D" đã bị gỡ khỏi Youtube vào tháng 2/2010 do vi phạm về điều khoản sử dụng[9], tuy nhiên nó đã được cho lại vào YouTube chưa đầy một ngày sau đó.[10] Ngày 18/7/2014, video lại bị gỡ khỏi YouTube nhưng lại một lần nữa được cho lại vào và đã thu được 89 triệu lượt xem.[11] Hiện giờ, video lại tiếp tục bị gỡ lần thứ ba do "Vi Phạm Điều Khoản Dịch Vụ của Youtube" vào tháng 7/2021.[8] Kênh Youtube chính thức của Rick Astley đã tải lên một phiên bản khác của video gốc vào ngày 25/10/2009, đến nay video đã vượt hơn 1 tỉ lượt xem.[12]
Ngày 5/1/2018, Paul Fenwick có thông báo rằng anh đã tạo một vài đường dây nóng "Rick Astley", đường dây mà khi bạn gọi vào, đầu dây bên kia sẽ chơi bài hát "Never Gonna Give You Up", cùng với một số nghệ sĩ để giúp bạn thích nghi. Anh quảng cáo đường dây nóng bằng câu nói: "Bạn được khuyến khích sử dụng chúng cho giấy tờ, chương trình khách hàng thân thiết và niềm vui chung".[13]
Trong đoạn cuối trailer phim Bumblebee ngày 5/6/2018, giai điệu bài hát "Never Gonna Give You Up" đột nhiên xuất hiện đã khiến cho người xem không khỏi ngỡ ngàng.[14]
Ngày 25/8/2019 đã xảy ra một sự cố trên Petco Park ở San Diego trong một trận đấu của mùa giải Major League Baseball giữa đội Boston Red Sox và San Diego Padres'.Giữa giờ giải lao, màn hình lớn của sân bóng chày đang chơi bài hát "Sweet Caroline" của Neil Diamond - một bài hát truyền thống của đội Boston Red Sox khi ở trên sân nhà đội này, nhưng hôm đó Boston Red Sox lại đang là đối thủ trên sân khách đội San Diego Padres'. Đúng lúc bài hát của Neil Diamond sắp kết thúc, đột nhiên bài hát "Never Gonna Give You Up" đã xuất hiện trên màn hình lớn cùng với khuôn mặt anh chàng Rick Astley, đủ để làm khuấy động và bất ngờ đám đông trên sân bóng chày.[15]
Trong một buổi stream của Snoop Dogg ngày 15/3/2021 trên Twitch, anh nhấp phải một đường link tải trò chơi Minecraft, nhưng đường link lại dẫn anh đến bài hát "Never Gonna Give You Up" khiến anh phải kết thúc ngay buổi stream của mình.[16]
Trò đùa rickroll là một trong những trò đùa đầu tiên được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, trò đùa này cùng với bài hát đã trở nên nổi tiếng, được đánh giá rất cao và được sử dụng rất nhiều trong khoảng từ tháng 12/2007 đến tháng 3/2008. Cũng vì điều này mà video âm nhạc "Never Gonna Give You Up" đã cán mốc 1 tỉ lượt xem vào tháng 7/2021.[17]
Tháng 3/2008, trong một buổi phỏng vấn L.A.Times với Rick Astley, Astley có nói khi mà trào lưu "rickroll" bắt đầu nổi lên rằng:
"Tôi nghĩ rằng thật kì lạ và thú vị khi một thứ gì đó hòa vào xu hướng và mọi người lập tức đi theo nó, nhưng đó mới là sự kì diệu của mạng Internet"[18]
Astley cũng thừa nhận rằng chính bản thân anh cũng bị rickroll vài lần.Theo một cuộc phỏng vấn với Larry King, lần đầu anh bị dính vào trò đùa này là vào đầu những năm thập niên 2000 khi mà bạn của anh gửi một email dẫn đến bài hát "Rickroll".[19] Tiếp đó, trong một bài đăng của anh trên Reddit, một người dùng tên u/theMalleableDuck có nói rằng người dùng này đã gặp Astley ở sau sân khấu năm người này 12 tuổi, và gửi đường link hình ảnh làm bằng chứng. Thực chất đường link đó là bài hát "Never Gonna Give You Up" và Astley cũng thừa nhận rằng anh cũng đã bị lừa bởi người dùng này.[20]
Bản thân Astley nói rằng anh cũng thấy trò đùa rickroll rất thú vị[21], nhưng anh nói rằng sẽ không thu lợi nhuận từ sự nổi tiếng của trò đùa dù anh đã biểu diễn cùng đoàn diễu hành nhà bán lẻ Macy's vào năm 2008[22].
^ ab“YouTube - RickRoll'D”. web.archive.org. 28 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Leahy, Brian (28 tháng 3 năm 2008). “New York Times Gets Rick Roll'd”. The Feed: The Only News You Need To Know. G4 TV. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.
Oliver, Chantelle (31 tháng 3 năm 2008). “The Academic Rickroll”. Walrus Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.
Pegoraro, Rob (1 tháng 4 năm 2008). “April Foolin'”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.