Sông Moskva

Sông Moskva
Sông Moskva gần Kremli, Moskva vào thế kỷ 19.
Vị trí
Quốc giaNga
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnVùng đầm lầy Starkovskoe
 • cao độ?
Cửa sôngsông Oka gần Kolomna
Độ dài503 km (313 dặm)
Diện tích lưu vực17.600 km² (6.800 dặm²)
Lưu lượng?
Sông Moskva gần cầu Krymskii.

Sông Moskva (tiếng Nga: Москва-река) là một con sông ở Trung Nga, chảy trong tỉnh Moskva và một phần của tỉnh Smolensk tại Nga, đồng thời là sông nhánh phía tả ngạn của sông Oka. Sông Oka lại là sông nhánh của sông Volga. Chiều dài của con sông này là 503 km. Diện tích lưu vực của nó là 17.600 km². Nó bị đóng băng trong giai đoạn tháng 11-12 và nằm dưới băng cho đến tháng Ba-Tư. Các sông nhánh chính của nó là Ruza, Istra, Yauza, PakhraSeverka.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sông này bắt nguồn từ vùng đầm lầy Starkovskoe trong khu vực bình nguyên Smolensk-Moskva. Trong tiếng Nga, người ta gọi đầu nguồn của nó là "Москворецкая лужа" (tức vũng nước Moskva). Ở phần thượng nguồn (16 km tính từ đầu nguồn) nó vượt qua tỉnh Smolensk, chảy qua hồ Mikhailovskoe (theo quan điểm của một số nhà khoa học thì bắt đầu từ đây người ta mới tính là sông Moskva). Nó đổ vào sông Oka cạnh thị trấn Kolomna. Độ chênh lệch về chiều cao tính từ đầu nguồn đến của sông là 155,5 m.

Sông này được cung cấp nước từ các nguòn như: tuyết (61 %), nước ngầm (27 %) và mưa (12 %). Các trận lũ băng mùa xuân cung cấp 65% lưu lượng hàng năm. Lưu lượng trung bình nhiều năm tại thượng nguồn (làng Barsuki) là 5,8 m³/s, tại Zvenigorod là 38 m³/s, tại cửa sông là 150 m³/s. Do sự xả nước ấm trong phạm vi thành phố Moskva nên trạng thái đóng băng không ổn định. Các sông nhánh chính: tả ngạn — Ruza, Istra, Yauza; hữu ngạn - Pakhra, Severka.

Lưu lượng dòng chảy của sông Moskva được các hồ chứa nước (Mozhaiskoe, Ruzskoe, Ozerninskoe, Istrinskoe) và các đập nước Petrovo-Dalnii và Rublyovo điều chỉnh. Sông Moskva cho phép tàu thuyền đi lại trên quãng đường khoảng 210 km tính từ cửa sông. Nước của sông này được dùng để cung cấp nước ngọt cho thành phố Moskva. Ngoài ra, theo kênh đào Moskva, từ hồ chứa nước Ivankovskoe trên sông Volga mỗi năm nước chảy vào sông này khoảng 1,8 km³. Hệ thống sông nhánh xả ra khoảng 22 m³/s nước. Dành cho mục đích vận tải thủy trong giới hạn thành phố Moskva người ta đã xây dựng các đập chắn nước Karamyshevskaya và Perervinskaya, ở phía dưới là các đập chắn nước có âu thuyền như Trudkommuny, Andreevskaya, Sophinskaya, Phaustovskaya và Severskaya. Chất lượng nước của con sông này rất thấp do nước thải từ Moskva.

Thành phố Moskva (Москвa), thủ đô của Nga, nằm trên hai bờ sông này, ngoài ra nó cũng chảy qua Zvenigorod, Voskresensk, Kolomna, Zhukovsky, BronnitsyMozhaisk.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Moskva được đặt theo tên của con sông này. Nguồn gốc của tên gọi là không rõ ràng, có một số giả thiết tồn tại Lưu trữ 2007-10-27 tại Wayback Machine. Một trong các giả thiết là tên gọi này có từ tiếng Phần Lan cổ, có nghĩa là "tối", "đục". Theo một giả thiết khác, tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Komi, với nghĩa là "sông của bò" hay từ tiếng Mordovia với nghĩa là "sông của gấu".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này