Sở (Thập quốc)

Sở
Tên bản ngữ
907–951
Thời nhà Hậu Lương (907-923)   Sở (楚)   Bột Hải Quốc (渤海國)   Yên (燕)   Tấn (晉), tiền thân của nhà Hậu Đường   Triệu (趙)   Kỳ (岐)   Nhà Hậu Lương (後梁)   Tiền Thục (前蜀)   Ngô (吳)   Ngô Việt (吳越)   Mân (閩)   Đại Trường Hòa (大長和)   Nam Hán (南漢)   Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使)
Thời nhà Hậu Lương (907-923)
  Sở (楚)
  Tấn (晉), tiền thân của nhà Hậu Đường
Thủ đôTrường Sa
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung Trung cổ
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Hoàng tử/Vua 
• 907-930
Mã Ân
• 950-951
Mã Hy Ngạc
Lịch sử
Thời kỳNgũ đại Thập quốc
• Xưng vương
907 907
• thành lập Vương quốc
927
• Nam Đường tiêu diệt
951 951
Kinh tế
Đơn vị tiền tệLụa, tiền (sắt)
Tiền thân
Kế tục
nhà Đường
Nam Đường

Sở (楚) hay còn gọi là Mã Sở (馬楚) dựa theo họ của nhà cầm quyền, là một nước ở phía nam Trung Quốc trong thời Ngũ đại Thập quốc (907-960). Nước này tồn tại từ năm 907 đến năm 951.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Mã Ân được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ Hồ Nam năm 896 sau cuộc chiến chống lại Dương Hành Mật - thủ lĩnh Hoài Nam. Sau khi nhà Đường mất (907), ông tự xưng Sở Vương.

Năm 927, Mã Ân được nhà Hậu Đường phong Sở Vũ Mục Vương.

Nước Sở đương thời chỉ xưng vương và về mặt danh nghĩa vẫn thần phục Ngũ Đại ở Trung Nguyên nên thường dùng niên hiệu của các vua Ngũ đại mà không đặt niên hiệu riêng như vua một số nước như Ngô, Thục hay Nam Hán.

Phạm vi lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh đô Sở đóng tại Trường Sa (Đàm Châu 潭州).[1] Lãnh thổ Hồ Nam và đông bắc Quảng Tây ngày nay trong thời này thuộc Sở.

Nước Sở đương thời phía đông giáp với Ngô rồi sau này là Nam Đường, phía nam giáp với Nam Hán, phía bắc giáp với Nam Bình.

Thời Ngũ Đại, Sở là quốc gia tương đối hoà bình và thịnh vượng, xuất khẩu ngựa, lụa và chè. Lụa thường được dùng như tiền, nhất là khi tiền đúc không được chấp nhận trong các cộng đồng bên ngoài chấp nhận. Thuế đánh vào nông dân và thương nhân tương đối thấp.

Bị thôn tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cái chết của Mã Ân, việc tranh chấp quyền lực trong nội tộc họ Mã dẫn tới sự sụp đổ của nước Sở. Nước Nam Đường thừa thắng sau khi diệt được nước Mân đã mang quân sang chinh phục Sở năm 951. Gia tộc họ Mã bị bắt đưa về Kinh đô Nam Đường Kim Lăng.

Các vua nước Sở (Thập quốc) 907-951
Miếu hiệu Thuỵ hiệu Tên riêng Thời gian cai trị Niên hiệu
Không có Vũ Mục Vương 武穆王 Mã Ân 馬殷 907-930 Không có
Không có Hoành Dương Vương 衡陽王 Mã Hy Thanh 馬希聲 930-932 Không có
Không có Văn Chiêu Vương 文昭王 Mã Hy Phạm 馬希範 932-947 Không có
Không có Phế Vương 廢王 Mã Hy Quảng 馬希廣 947-950 Không có
Không có Cung Hiếu Vương 恭孝王 Mã Hy Ngạc 馬希萼 950 Không có
Không có Hậu Chủ 后主 Mã Hy Sùng 馬希崇 950-951 Không có
Mã Ân
852-907-930
Mã Hy Thanh
898-930-932
Mã Hy Ngạc
?-950-951-?
Mã Hy Phạm
899-932-947
Mã Hy Sùng
?-951-?
Mã Hy Quảng
?-947-950

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Mote F.W. (1999). Imperial China (900-1800). Nhà in Đại học Harvard. tr. 15. ISBN 0-674-01212-7. “Chu 楚”. The Ten Kingdoms. Truy cập 12-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
Trước đó chúng tôi đã thông báo rằng đây là chuyện đời tư của nghệ sĩ nên rất khó xác nhận. Tuy nhiên vì có nhiều suy đoán vô căn cứ nên chúng tôi thông báo lại 1 lần nữa
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Trong số đó người giữ vai trò như thợ rèn chính, người sỡ hữu kỹ năng chế tác cao nhất của guild chính là Amanomahitotsu
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.