Thiết giáp hạm Satsuma
| |
Lịch sử | |
---|---|
Nhật Bản | |
Đặt hàng | 1904 |
Xưởng đóng tàu | Xưởng hải quân Yokosuka |
Đặt lườn | 15 tháng 5 năm 1905 |
Hạ thủy | 15 tháng 11 năm 1906 |
Hoạt động | 25 tháng 5 năm 1910 |
Số phận | Bị đánh chìm như một mục tiêu tác xạ ngày 7 tháng 9 năm 1924 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | Lớp thiết giáp hạm Satsuma |
Trọng tải choán nước | 19.372 tấn (tiêu chuẩn); 19.700 tấn (đầy tải) |
Chiều dài |
|
Sườn ngang | 25,5 m (83 ft 7 in) |
Mớn nước | 8,38 m (27 ft 6 in) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 33,8 km/h (18,25 knot) |
Tầm hoạt động |
|
Thủy thủ đoàn | 887 |
Vũ khí |
|
Bọc giáp |
|
Satsuma (tiếng Nhật: 薩摩 ) là một thiết giáp hạm thuộc thế hệ bán-dreadnought của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được thiết kế và chế tạo ngay tại Nhật Bản bởi xưởng hải quân Yokosuka. Tên của nó được đặt theo tỉnh Satsuma cũ, ngày nay là một phần của tỉnh Kagoshima. Một số sử gia hải quân xem chiếc thiết giáp hạm Aki là con tàu chị em với nó, cho dù Aki khác biệt đáng kể về động lực và kiểu dáng.
Việc cung cấp tài chính để chế tạo Satsuma được chấp thuận như một phần của ngân sách khẩn cấp năm 1904 dành cho cuộc Chiến tranh Nga-Nhật, và nó là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên của Nhật Bản được thiết kế và chế tạo ngay tại Nhật Bản, cho dù thiết kế về căn bản dựa trên một phiên bản cải tiến của lớp thiết giáp hạm Lord Nelson Hải quân Hoàng gia Anh, và nhiều linh kiện có nguồn gốc từ Anh Quốc
Satsuma là con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế và đặt lườn như một thiết giáp hạm toàn súng lớn, nhưng việc thiếu hụt hải pháo đã khiến cho thiết giáp hạm Anh Quốc HMS Dreadnought trở thành chiếc đầu tiên được hoàn tất. Nó cũng là chiếc tàu chiến lớn nhất thế giới vào lúc nó được hạ thủy dưới sự chứng kiến của Nhật hoàng Meiji[1]
Cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904– 1905) và trận hải chiến Tsushima (1905) đã cho thấy các khẩu pháo lớn với cỡ nòng đồng nhất là cách tốt nhất để đối phó lại tàu chiến đối phương ở khoảng cách đủ xa để tránh nguy cơ ngư lôi, và để phối hợp hỏa lực với các loạt bắn đồng nhất.
Được đặt lườn trước chiếc Dreadnought và được dự định trang bị hải pháo cỡ nòng 305 mm (12 inch), nó có thể đã được hoàn tất như là chiếc thiết giáp hạm toàn súng lớn đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên do không có đủ hải pháo kiểu Armstrong 1904 cỡ 12 inch, loại pháo 253 mm (10 inch) đã được sử dụng thay thế ngoại trừ bốn khẩu. Điều này đã khiến cho tất cả các thiết giáp hạm toàn súng lớn sau này được gọi là kiểu "dreadnought" mà không phải là kiểu "satsuma".[2]
Cả chiếc Satsuma lẫn chiếc thiết giáp hạm toàn súng lớn USS South Carolina (BB-26) năm 1908 đều không có được kỹ thuật hàng hải tiên tiến của Anh Quốc, đó là việc thay đổi động lực từ kiểu động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc sang kiểu turbine hơi nước.
Sau khi được đưa vào hoạt động tại Yokosuka vào ngày 25 tháng 3 năm 1906, Satsuma được phân về Hạm đội 1. Satsuma từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và được giao nhiệm vụ tuần tra các con đường vận chuyển hàng hải phía Nam Nhật Bản, tại biển Nam Trung Quốc và Hoàng Hải, hỗ trợ cho việc chiếm đóng quần đảo Caroline vốn là thuộc địa của Đức. Nó cũng tham gia trận Tsingtao.
Sau chiến tranh, Satsuma được sử dụng như một tàu chiến hỗ trợ, bảo vệ cho cuộc đổ bộ quân đội Nhật vào miền Viễn Đông nước Nga trong sự kiện Nhật can thiệp Siberi.
Theo những thỏa thuận của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, Satsuma bị tháo dỡ và sử dụng như một mục tiêu tác xạ. Nó bị đánh chìm tại vị trí 56 km (30 hải lý) Đông Bắc Miyakejima bởi hải pháo của những chiếc thiết giáp hạm Kongō và Hyūga vào ngày 7 tháng 9 năm 1924.
Tư liệu liên quan tới Battleship Satsuma tại Wikimedia Commons