HMS Dreadnought (1906)

Thiết giáp hạm HMS Dreadnought ngoài biển; lưới chống ngư lôi treo bên mạn thuyền
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp thiết giáp hạm Dreadnought
Bên khai thác Hải quân Hoàng gia Anh
Lớp trước lớp Lord Nelson
Lớp sau lớp Bellerophon
Thời gian đóng tàu 19051906
Thời gian hoạt động 19061919
Hoàn thành 1
Tháo dỡ 1
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Dreadnought
Đặt hàng 1905
Xưởng đóng tàu Xưởng tàu Portsmouth
Kinh phí 1.783.883 Bảng Anh
Đặt lườn 2 tháng 10 năm 1905
Hạ thủy 10 tháng 2 năm 1906
Nhập biên chế 2 tháng 12 năm 1906
Xuất biên chế tháng 2 năm 1919
Số phận Bán để tháo dỡ, 1923
Đặc điểm khái quát(khi hoàn tất)
Kiểu tàu Thiết giáp hạm Dreadnought
Trọng tải choán nước
  • 18.120 tấn Anh (18.410 t) (tiêu chuẩn);
  • 20.730 tấn Anh (21.060 t) (đầy tải)
Chiều dài 527 ft (160,6 m)
Sườn ngang 82 ft 1 in (25,0 m)
Mớn nước 29 ft 7,5 in (9,0 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
Tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)
Tầm xa 6.620 nmi (12.260 km; 7.620 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph)
Tầm hoạt động
  • 2.868 tấn Anh (2.914 t) than,
  • 1.120 tấn Anh (1.140 t) dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 700–810
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 4–11 in (102–279 mm);
  • sàn tàu: 0,75–3 in (19–76 mm);
  • tháp pháo: 3–12 in (76–305 mm);
  • bệ tháp pháo: 4–11 in (102–279 mm);
  • tháp chỉ huy: 11 in (279 mm);
  • vách ngăn: 8 in (203 mm)

HMS Dreadnought là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vốn đã làm cuộc cách mạng về sức mạnh hải quân. Việc đưa nó vào hoạt động năm 1906 đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật hải quân khiến tên nó trở nên gắn liền với cả một thế hệ thiết giáp hạm mới, "dreadnought", cũng như của lớp tàu đặt tên theo nó. Thế hệ thiết giáp hạm trước đó mà nó khiến trở nên lạc hậu được biết đến dưới tên gọi thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Nó là chiếc tàu chiến thứ sáu của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này.

Đô đốc Sir John "Jacky" Fisher, Thứ trưởng của Bộ Hải quân Anh, được ghi nhận là cha đẻ của Dreadnought. Không lâu sau khi nhậm chức, ông ra lệnh nghiên cứu các thiết kế một thiết giáp hạm chỉ trang bị thuần túy pháo chính 12 inch (305 mm) và một tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph). Ông thành lập một "Ủy ban Thiết kế" để đánh giá các phương án thiết kế và giúp vào việc thiết kế chi tiết. Một lợi ích phụ của Ủy ban là nó sẽ bảo vệ cho ông và Bộ Hải quân trước những công kích chính trị, cho rằng họ không tham khảo các chuyên gia hàng đầu trước khi thiết kế ra một thiết giáp hạm khác biệt đáng kể như vậy.

Dreadnought là thiết giáp hạm đầu tiên trong thời đại của nó có một dàn pháo chính đồng nhất, hơn là một số ít pháo cỡ lớn bổ sung với nhiều khẩu pháo nhỏ hơn. Nó cũng là chiếc tàu chiến chủ lực đầu tiên vận hành bằng turbine hơi nước, khiến nó trở thành thiết giáp hạm nhanh nhất thế giới vào lúc nó hoàn tất.[1] Việc hạ thủy nó đã kích thích một cuộc chạy đua vũ trang hải quân, khi các thế lực hải quân khắp thế giới, đặc biệt là Hải quân Đế quốc Đức đổ xô chạy theo trong việc chế tạo dreadnought, là một trong những nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.[2]

Dreadnought không tham gia bất kỳ trận hải chiến nào trong Thế Chiến I. Nó đang được tái trang bị vào lúc diễn ra trận Jutland vào năm 1916, là lần duy nhất mà các thiết giáp hạm dreadnought Anh nổ súng vào đối thủ tương ứng Đức trong chiến tranh. Nó trở thành thiết giáp hạm duy nhất trong lịch sử từng đánh chìm một tàu ngầm vào năm 1915, khi nó húc vào U-29 trong lúc chiếc này bất ngờ nổi lên sau khi phóng ngư lôi vào một thiết giáp hạm khác.[3] Sau trận Jutland, Dreadnought được đưa về nhiệm vụ phòng thủ duyên hải tại eo biển Manche; gia nhập trở lại Hạm đội Grand vào năm 1918, nhưng được đưa về lực lượng dự bị năm 1919 và bị bán để tháo dỡ hai năm sau đó.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển kỹ thuật pháo vào cuối thập niên 1890 và đầu thập niên 1900, do Percy Scott tiến hành tại Anh Quốc và William Sims tại Hoa Kỳ, đã đẩy mạnh tầm xa đối đầu trong chiến trận lên đến khoảng cách chưa từng thấy 6.000 thước Anh (5.500 m), khoảng cách đủ lớn để buộc pháo thủ phải đợi cho đến khi đạn rơi trước khi áp dụng hiệu chỉnh cho loạt đạn tiếp theo. Một vấn đề liên quan là chớp đạn pháo của nhiều vũ khí cỡ nhỏ có xu hướng che khuất ánh chớp của pháo cỡ lớn. Do đó pháo cỡ nhỏ phải ngừng bắn đợi các khẩu pháo lớn có tốc độ bắn chậm, và do đó mất đi ưu thế tốc độ bắn nhanh; hoặc là không thể xác định ánh chớp là của pháo hạng nặng hay pháo hạng nhẹ, khiến cho việc đo tầm xa và ngắm bắn không tin cậy. Một vấn đề khác là ngư lôi tầm xa được cho là sẽ đưa ra sử dụng trong một tương lai gần, và chúng sẽ ngăn cản tàu chiến thu ngắn khoảng cách, nơi tốc độ bắn nhanh hơn của các cỡ pháo nhỏ trở nên có ưu thế. Giữ cho khoảng cách ở xa loại trừ mối đe dọa của ngư lôi đồng thời củng cố thêm yêu cầu pháo hạng nặng với cỡ nòng đồng nhất.[4]

Vào năm 1903, nhà thiết kế hải quân người Ý Vittorio Cuniberti lần đầu tiên viết ra khái niệm thiết giáp hạm toàn-súng-lớn. Khi Hải quân Ý không theo đuổi sáng kiến của ông, Cuniberti viết một bài trên tạp chí Jane's Fighting Ships biện luận cho khái niệm của mình. Ông đề xuất một thiết giáp hạm Anh "lý tưởng" trong tương lai có trong lượng choán nước 17.000 tấn Anh (17.000 t), với một dàn pháo chính gồm một tá pháo 12 inch (305 mm) trên tám tháp pháo, đai giáp chính dày 12 inch và một tốc độ tối đa 24 hải lý trên giờ (44 km/h; 28 mph).[5]

Thiết giáp hạm Nhật Bản "bán-dreadnought" Satsuma

Hải quân Hoàng gia, Hải quân Đế quốc Nhật BảnHải quân Hoa Kỳ đều nhận thức vấn đề này trước năm 1905. Hải quân Hoàng gia đã cải biến thiết kế của lớp thiết giáp hạm Lord Nelson để dàn pháo hạng hai gồm những khẩu 9,2 inch (234 mm) có tầm bắn xa hơn những khẩu 6 inch (152 mm) trên những chiếc cũ hơn, nhưng một đề nghị chỉ trang bị thuần túy toàn pháo 12-inch đã bị từ chối.[6][Note 1] Thiết giáp hạm Satsuma được đặt lườn như một thiết giáp hạm toàn-súng-lớn năm tháng trước chiếcDreadnought, nhưng việc cung cấp pháo bị chậm trễ khiến nó chỉ được trang bị bốn khẩu pháo 12-inch theo như kế hoạch.[7] Hoa Kỳ bắt đầu công việc thiết kế trên một thiết giáp hạm toàn-súng-lớn vào khoảng cùng thời gian năm 1904, nhưng công việc tiến triển chậm chạp và hai chiếc thuộc lớp South Carolina chỉ được đặt hàng vào tháng 3 năm 1906, năm tháng sau khi Dreadnought được đặt lườn, và chỉ một tháng trước khi nó được hạ thủy.[8]

Phát minh ra turbine hơi nước của Charles Algernon Parsons vào năm 1884 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể tốc độ của các con tàu, qua việc trình diễn đầy ấn tượng cho dù không được phép của chiếc Turbinia với tốc độ lên đến 34 kn (63 km/h) nhân dịp kỷ niệm Ngọc khánh lễ Đăng quang của Nữ hoàng Victoria tại Spithead vào năm 1897. Sau các thử nghiệm khác trên hai tàu khu trục vận hành bằng động cơ turbine hơi nước HMS ViperHMS Cobra, cộng với sự phản hồi tích cực khi trải nghiệm với nhiều tàu chở hành khách nhỏ trang bị turbine, Dreadnought được đặt hàng với động cơ turbine.[9]

Các trận hải chiến Hoàng HảiTsushima được Ủy ban của Fisher phân tích, với nhận xét của Đại tá Hải quân William Pakenham rằng hỏa lực pháo 12-inch của cả hai phía phô bày khả năng đâm xuyên và độ chính xác, trong khi đạn pháo 10-inch vượt qua không thể nhận thấy.[10] Đô đốc Fisher muốn ủy ban của mình xác nhận, hoàn chỉnh và áp dụng ý tưởng của ông về một tàu chiến đạt được tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h) và trang bị pháo 12 inch;[11] chỉ ra rằng trong trận Tsushima, Đô đốc Togo đã có thể cắt ngang chữ T hạm đội Nga nhờ ưu thế về tốc độ.[12] Đặc biệt, đấu pháo ở tầm xa chưa từng nghe nói đến (13.000 mét (14.000 yd))[13] trong trận Hải chiến Hoàng Hải, mặc dù chưa có hải quân nước nào trải nghiệm trước trận đánh, dường như xác nhận những gì Hải quân Hoàng gia tin tưởng.[14]

Việc phát triển Dreadnought

[sửa | sửa mã nguồn]

Đô đốc Fisher đề nghị nhiều kiểu thiết kế thiết giáp hạm với dàn hỏa lực đồng nhất vào đầu những năm 1900, và ông đã tập họp một nhóm cố vấn không chính thức để hỗ trợ ông trong việc quyết định các đặc tính lý tưởng vào đầu năm 1904. Khi ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Hải quân [Note 2] vào ngày 21 tháng 10 năm 1904, ông đã thông qua Ban lãnh đạo Bộ Hải quân đưa ra quyết định trang bị thế hệ thiết giáp hạm tiếp theo với pháo 12 inch và một tốc độ không chậm hơn 21 hải lý trên giờ (39 km/h). Vào tháng 1 năm 1905, ông thành lập một "Ủ ban Thiết kế", bao gồm nhiều thành viên trong nhóm không chính thức của ông, để đánh giá những đề nghị thiết kế khác nhau và trợ giúp quá trình thiết kế chi tiết. Cho dù độc lập về danh nghĩa, Ủy ban đã phục vụ để làm chệch hướng những chỉ trích nhắm vào Fisher và Ban lãnh đạo Bộ Hải quân, vì nó không có khả năng cân nhắc các lựa chọn khác hơn những gì đã được Bộ Hải quân quyết định. Fisher chỉ định mọi thành viên của ủy ban, và bản thân ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch.[15]

Vào ngày 18 tháng 1 năm 1905, Ủy ban đã quyết định cách bố trí dàn pháo chính, loại bỏ mọi cách bố trí tháp pháo bắn thượng tầng do lo ngại ảnh hưởng của chớp lửa đầu nòng đến các vòm quan sát mở ra của nóc tháp pháo bên dưới, và lựa chọn động cơ turbine thay vì động cơ hơi nước chuyển động qua lại để tiết kiệm 1.100 tấn Anh (1.100 t) tổng tải trọng. Trước khi được giải tán vào ngày 22 tháng 2, Ủy ban còn quyết định trên một số vấn đề khác, bao gồm số trục chân vịt (từng cân nhắc cho đến 6), số vũ khí chống tàu phóng lôi,[16] và quan trọng nhất là bổ sung những vách ngăn dọc để bảo vệ hầm đạn và phòng đạn pháo khỏi các vụ nổ dưới nước. Điều này trở nên cần thiết sau khi thiết giáp hạm Nga Tsesarevich được cho là đã sống sót sau khi trúng một quả ngư lôi Nhật trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật là nhờ những vách ngăn bên trong chắc chắn. Để tránh làm gia tăng trọng lượng choán nước con tàu, độ dày của đai giáp ở mực nước được giảm bớt 1 inch (25 mm).[17]

Hình 3 chiều HMS Dreadnought vào năm 1911, sau khi bổ sung pháo QF 12 pounder

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Dreadnought lớn hơn đáng kể so với hai chiếc thuộc lớp Lord Nelson vốn cũng đang được chế tạo đồng thời. Nó có chiều dài chung 527 foot (160,6 m), mạn thuyền rộng 82 foot 1 inch (25,0 m) và độ sâu của mớn nước là 29 foot 7,5 inch (9,0 m) khi đầy tải. Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn là 18.120 tấn Anh (18.410 t), và lên đến 20.730 tấn Anh (21.060 t) khi đầy tải, nặng hơn gần so với những chiếc trước đó.[18] Nó có chiều cao khuynh tâm 5,6 foot (1,7 m) khi đầy tải và một đáy kép toàn bộ,[19]

Động lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Dreadnought là thiết giáp hạm đầu tiên sử dụng turbine hơi nước thay cho động cơ hơi nước chuyển động qua lại loại cũ kiểu ba buồng bành trướng đặt dọc. Nó có hai cặp turbine Parsons dẫn động trực tiếp, mỗi bộ được đặt trong một phòng động cơ riêng biệt và dẫn động hai trục chân vịt. Các trục phía ngoài được nối với turbine áp lực cao và phía sau, trong khi turbine áp lực thấp được nối với các trục phía trong. Một turbine chạy đường trường cũng được nối với trục chân vịt phía trong, cho dù chúng không được thường sử dụng và sau cùng được tháo rời.[20] Các chân vịt ba cánh có đường kính 8 foot 10 inch (2,69 m). Hơi nước được cung cấp cho turbine bởi 18 nồi hơi ống nước Babcock and Wilcox, bố trí trong ba phòng nồi hơi, làm việc ở áp suất tối đa 250 psi (1.724 kPa). Các turbine được thiết kế để tạo ra tổng công suất 23.000 mã lực càng (17.000 kW), nhưng đạt đến gần 27.018 shp (20.147 kW) khi chạy thử máy vào tháng 10 năm 1906. Dreadnought được thiết kế để có tốc độ 21 hải lý trên giờ (38,9 km/h; 24,2 mph), nhưng đã đạt đến 21,6 hải lý trên giờ (40,0 km/h; 24,9 mph) khi chạy thử máy.[21]

Dreadnought mang theo 2.868 tấn Anh (2.914 t) than cùng bổ sung thêm 1.120 tấn Anh (1.140 t) dầu đốt để phun trên than nhằm làm tăng tốc độ cháy. Ở trữ lượng nhiên liệu tối đa, nó có thể đi được 6.620 hải lý (12.260 km; 7.620 mi) với tốc độ đường trường 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph).[22]

Tháp pháo nòng đôi 12-inch Mk X. Hai pháo hạng hai QF 12-pounder để phòng thủ chống tàu phóng lôi được đặt trên nóc tháp pháo.

Dreadnought được trang bị mười khẩu pháo BL 12-inch/45-cailbre Mark X trên năm tháp pháo nòng đôi. Ba tháp pháo được bố trí theo cách truyền thống trên trục dọc con tàu, gồm tháp pháo "A" phía trước, và hai tháp pháo "X" và "Y" phía sau vốn được phân cách bởi một tháp điều khiển ngư lôi đặt trên một cột ăn-ten ba chân ngắn. Hai tháp pháo cánh "P" và "Q" được bố trí hai bên mạn trái và mạn phải tương ứng ngang phần cấu trúc thượng tầng phía trước. Dreadnought có thể bắn toàn bộ qua mạn tám nòng pháo từ góc 60° phía trước cho đến 50° phía sau. Ngoài giới hạn này, nó có thể bắn sáu pháo ra phía sau và bốn pháo ra phía trước. Ở một góc 1° so với mạn tàu, nó có thể bắn sáu pháo ra phía trước hoặc phía sau, nhưng chớp lửa đầu nòng sẽ gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng.[23]

Các khẩu pháo ban đầu có thể hạ tối đa đến góc −3° và nâng tối đa đến góc +13,5°, cho dù trong Thế Chiến I các tháp pháo được cải biến để có thể nâng cho đến góc +16°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 850 pound (390 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.725 ft/s (831 m/s); cho phép có tầm xa tối đa 16.450 yd (15.040 m) ở góc nâng +13,5° với đạn pháo xuyên thép (AP) 2chr. Ở góc nâng +16°, tầm xa tối đa được mở rộng lên 20.435 yd (18.686 m) sử dụng đạn pháo 4chr AP có kiểu dáng khí động tốt hơn nhưng hơi nặng hơn. Tốc độ bắn của các khẩu pháo này là một đến hai phát mỗi phút.[24] Con tàu mang theo 80 quả đạn cho mỗi khẩu pháo.[18]

Pháo hạng hai QF 12-pounder trên tháp pháo "X", lưu ý vòm quan sát trên nóc tháp pháo.

Dàn pháo hạng hai bao gồm 27 khẩu QF 12-pounder 18 cwt Mark I[Note 3] 50-calibre 3 inch (76 mm) đặt trên cấu trúc thượng tầng và trên nóc các tháp pháo chính. Khẩu pháo có thể hạ tối đa đến góc −10° và nâng tối đa đến góc +20°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 12,5 pound (5,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.600 ft/s (790 m/s); cho phép có tầm xa tối đa 9.300 yd (8.500 m). Tốc độ bắn là 15 phát mỗi phút.[25] Con tàu mang theo 300 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.[18]

Kế hoạch ban đầu dự định tháo dỡ tám khẩu pháo này trên sàn trước và sàn sau, giữ chúng trên gối đệm trên sàn tàu vào ban ngày để tránh không bị hư hại bởi chớp lửa đầu nòng của dàn pháo chính. Tuy nhiên, các thử nghiệm tác xạ vào tháng 12 năm 1906 cho thấy công việc này khó khăn hơn mong đợi, và hai khẩu pháo bên mạn trái của sàn trước cùng pháo phía ngoài mạn phải trên sàn sau được chuyển đến nóc tháp pháo, mỗi tháp pháo hai khẩu. Các khẩu pháo còn lại trên sàn trước và khẩu pháo phía ngoài mạn trái trên sàn sau được tháo dỡ vào cuối năm 1907, làm giảm số lượng pháo kiểu này xuống còn 24 khẩu. Trong đợt tái trang bị vào tháng 4-tháng 5 năm 1915, hai khẩu trên nóc tháp pháo "A" được bố trí lại về vị trí ban đầu bên mạn phải sàn sau. Một năm sau, hai khẩu phía cuối cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, giảm số lượng pháo xuống còn 22 khẩu. Hai khẩu ở sàn sau được cải biến đặt trên một bệ Mark IV*C góc cao cho nhiệm vụ phòng không và hai khẩu ngang với tháp chỉ huy được tháo dỡ vào năm 1917.[26]

Một cặp pháo phòng không QF 6 pounder Hotchkiss trên bệ góc cao được bổ sung ở sàn sau vào năm 1915.[26] Chúng có thể hạ tối đa đến góc 8° và nâng tối đa đến 60°. Các khẩu pháo này bắn ra đạn pháo nặng 6 pound (2,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 1.765 ft/s (538 m/s) và một tốc độ bắn 20 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn tối đa 10.000 ft (3.000 m), nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ có 1.200 thước Anh (1.100 m).[27] Chúng được thay thế bằng một cặp pháo QF 3-inch 20 cwt trên bệ góc cao Mark II vào năm 1916. Kiểu vũ khí này có thể hạ tối đa đến 10° và nâng tối đa đến góc 90°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 12,5 pound (5,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.500 ft/s (760 m/s) và một tốc độ bắn 12 đến 14 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn hiệu quả 23.500 ft (7.200 m).[28]

Dreadnought mang năm ống phóng ngư lôi 18 in (460 mm) trong ba ngăn, mỗi ngăn có hai ống bên mạn tàu, ngoại trừ ngăn phía đuôi chỉ có một ống. Phòng ngư lôi phía trước được bố trí trước hầm đạn tháp pháo "A", trong khi phòng ngư lôi phía sau được bố trí sau hầm đạn tháp pháo "Y". Ngăn ngư lôi phía đuôi tàu được chia sẻ với hộp số bẻ lái. Con tàu mang theo 23 ngư lôi Whitehead Mark III, không tính đến sáu ngư lôi 14 inch (356 mm) được mang theo trên các tàu gác hơi nước của nó.[23]

Kiểm soát hỏa lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỗ ở cho thủy thủ đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thông lệ Hải quân Hoàng gia, sĩ quan thường được bố trí phía đuôi tàu, nhưng Dreadnought đã đảo ngược cách sắp xếp này, để sĩ quan ở gần vị trí hoạt động hơn. Điều này lại gây khó chịu cho sĩ quan vì giờ đây họ ngủ gần các phòng động cơ phụ ồn ào, trong khi các turbine mới phía đuôi tàu lại êm hơn so với các tàu hơi nước trước đây. Kiểu bố trí này kéo dài cho đến tận lớp thiết giáp hạm King George V vào năm 1910.[23]

Chế tạo và chạy thử máy

[sửa | sửa mã nguồn]
Dreadnought hai ngày sau khi đặt lườn. Hầu hết các khung bên dưới đã được đặt cùng một ít xà ngang nâng đỡ sàn bọc thép.

Nhằm mục đích đáp ứng mục tiêu của Đô đốc Fisher chế tạo Dreadnought chỉ trong vòng một năm, vật tư đã được tích trữ sẵn và một phần lớn thành phần chế tạo sẵn đã thực hiện trước khi nó chính thức đặt lườn vào ngày 2 tháng 10 năm 1905. Ngoài ra, nó được chế tạo tại Xưởng tàu Portsmouth, vốn được xem là xưởng đóng tàu nhanh nhất thế giới. Được hạ thủy với một chai rượu vang Australia,[29] Dreadnought được hạ thủy bởi Vua Edward VII vào ngày 10 tháng 2 năm 1906, chỉ sau bốn tháng trên ụ đóng tàu; điểm thú vị là chai rượu hạ thủy đã phải được đập nhiều lần vào mũi tàu trước khi vỡ. Nó tiến ra biển vào ngày 3 tháng 10 năm 1906 để chạy thử máy, chỉ một năm và một ngày kể từ khi bắt đầu chế tạo, cho dù nó chỉ được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 11 tháng 12 năm 1906, mười lăm tháng kể từ khi đặt lườn.[30] Con tàu có chi phí chế tạo tổng cộng 1.783.883 Bảng Anh.[31] Các ý kiến cho rằng việc chế tạo nó được đẩy nhanh nhờ việc sử dụng nòng pháo hoặc tháp pháo nguyên được thiết kế cho lớp thiết giáp hạm Lord Nelson dẫn trước là không có cơ sở,[32][33] vì pháo và tháp pháo chỉ được đặt hàng vào tháng 7 năm 1905. Có thể rằng việc chế tạo pháo và tháp pháo dành cho Dreadnought được xếp ưu tiên cao hơn những con tàu trước đó.[23]

Dreadnought lên đường đi Địa Trung Hải cho các đợt chạy thử máy khác vào tháng 12 năm 1906, rồi đi đến Port of Spain, Trinidad vào tháng 1 năm 1907. Động cơ và vũ khí của nó được thử nghiệm kỹ lưỡng dưới sự giám sát của Đại tá Reginald Bacon, nguyên phụ tá hải quân của Fisher và là một thành viên của Ủy ban Thiết kế. Báo cáo của ông viết: "Không một thành viên nào của Ủy ban Thiết kế có thể hy vọng mọi cải tiến đưa ra lại đạt đến thành công như trong trường hợp này".[34] Trong thời gian này nó đạt được tốc độ trung bình 17 hải lý trên giờ (31 km/h; 20 mph), chỉ bị chậm lại do một bánh lái bị hư hại, một sự thể hiện tốc độ chưa từng thấy.[35] Chuyến đi chạy thử máy cũng bộc lộ ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong các đợt tái trang bị tiếp theo, đáng kể nhất là phải thay động cơ bẻ lái, và bổ sung thiết bị làm mát để giảm nhiệt độ trong hầm đạn; vì thuốc phóng cordite bị giảm phẩm chất nhanh chóng ở nhiệt độ cao.[36] Vấn đề nghiêm trọng nhất, không thể xử lý được trong suốt quảng đời hoạt động của nó, là việc bố trí cột buồm trước phía sau ống khói trước, khiến nóc quan sát hỏa lực bên trên bị đặt ngay trong luồng khí nóng thoát ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của nó.[37]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1907 đến năm 1911, Dreadnought phục vụ như là soái hạm của Hạm đội Nhà Hải quân Hoàng gia.[38] Vào năm 1910, nó thu hút sự chú ý của công luận khi là mục tiêu của một trò đùa vô hại, sau này mang biệt danh trò đùa Dreadnought (Dreadnought Hoax). Horace de Vere Cole, một sinh viên Đại học Cambridge, đã thuyết phục Hải quân Hoàng gia tổ chức một bữa tiệc dành cho Hoàng gia Abyssinia, để có một chuyến viếng thăm con tàu. Trong thực tế "Hoàng gia Abyssinia" chỉ là những người bạn của Cole cải trang thành người châu Phi, trong đó có nhà văn Virginia Woolfnhóm Bloomsbury của cô. Cole đã chọn Dreadnought vì con tàu lúc này là một biểu tượng nổi bật và dễ thấy nhất cho sự hùng mạnh của Hải quân Hoàng gia.[39] Nó được thay thế trong vai trò soái hạm của Hạm đội Nhà bởi chiếc HMS Neptune vào tháng 3 năm 1911, và được phân về Đội 1 thuộc Hạm đội Nhà. Nó tham gia buổi Duyệt binh Hạm đội nhân lễ Đăng quang của vua George V vào tháng 6 năm 1911.[40]

Dreadnought trở thành soái hạm của Hải đội Chiến trận 4 vào tháng 12 năm 1912 sau khi nó được điều đi từ Hải đội Chiến trận 1, vốn là Đội 1 được đổi tên trước đó cùng năm. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1913, nó tiến hành huấn luyện tại vùng biển Địa Trung Hải; và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, nó là soái hạm của Hải đội Chiến trận 4 tại Bắc Hải, đặt căn cứ tại Scapa Flow. Nó được chiếc HMS Benbow thay phiên trong vai trò soái hạm vào ngày 10 tháng 12.[41]

Điều khôi hài đối với một con tàu vốn được thiết kế để đối đầu với thiết giáp hạm đối phương, hoạt động tác chiến đáng kể duy nhất đối với nó là đã húc và đánh chìm chiếc tàu ngầm Đức U-29 do Thiếu tá Hải quân Otto Weddigen chỉ huy vào ngày 18 tháng 3 năm 1915. U-29 đã nổi lên mặt nước ngay phía trước mũi Dreadnought sau khi phóng một quả ngư lôi nhắm vào HMS Neptune, và Dreadnought đã cắt chiếc tàu ngầm làm đôi sau một cuộc truy đuổi ngắn. Nó suýt bị va chạm với chiếc HMS Temeraire vốn cũng đang tìm cách húc chiếc tàu ngầm.[3] Dreadnought vì vậy trở thành thiết giáp hạm duy nhất từng đánh chìm một tàu ngầm.[42]

Nó được tái trang bị từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 22 tháng 6 năm 1916, nên đã lỡ mất trận Jutland vào ngày 31 tháng 5, cuộc hải chiến có ý nghĩa nhất trong chiến tranh. Dreadnought trở thành soái hạm của Hải đội Chiến trận 3 vào ngày 9 tháng 7, đặt căn cứ tại Sheerness trên sông Thames, trong thành phần một lực lượng gồm các thiết giáp hạm tiền-dreadnought, được dự định để đối phó với mối đe dọa bắn phá bờ biển của các tàu chiến-tuần dương Đức. Vào lúc này nó từng bắn pháo phòng không vào máy bay Đức ngang trên đầu để tấn công London. Nó quay trở lại Hạm đội Grand vào tháng 3 năm 1918, tiếp tục vai trò soái hạm của Hải đội Chiến trận 4, nhưng trải qua một đợt tái trang bị khác vào tháng 7. Dreadnought được đưa về lực lượng dự bị tại Rosyth vào tháng 2 năm 1919; được đưa vào danh sách loại bỏ vào 31 tháng 3 năm 1920, và được bán cho hãng T.W. Ward & Company vào ngày 9 tháng 5 năm 1921 để tháo dỡ với trị giá 44.000 Bảng Anh. Nó được tháo dỡ tại cơ sở mới của hãng Ward tại Inverkeithing, Scotland sau khi được kéo đến nơi vào ngày 2 tháng 1 năm 1923.[43]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiểu thiết giáp hạm với dàn pháo hạng hai 9,2 inch hay lớn hơn sau này được gọi là những chiếc bán-dreadnought. Xem Sturton, tr. 11
  2. ^ Một cách dịch thoát vị trí First Sea Lord, đứng thứ nhì về tầm quan trọng trong Bộ Hải quân chỉ sau Bộ trưởng Hải quân (First Lord of the Admiralty)
  3. ^ "Cwt" là viết tắt của hundredweight, 18 cwt liên quan đến trọng lượng của khẩu súng.
  1. ^ Sturton 2008, tr. 76–77
  2. ^ Gardiner 1986, tr. 18
  3. ^ a b Burt 1986, tr. 38
  4. ^ Brown 2003, tr. 180–182
  5. ^ Brown 2003, tr. 182
  6. ^ Parkes 1990, tr. 451
  7. ^ Gardiner 1986, tr. 288
  8. ^ Brown 2003, tr. 188
  9. ^ Brown 2003, tr. 183–184
  10. ^ Massie 1991, tr. 471
  11. ^ Massie 1991, tr. 470
  12. ^ Massie 1991, tr. 474
  13. ^ Forczyk 2009, tr. 50
  14. ^ Brown 2003, tr. 175
  15. ^ Brown 2003, tr. 186, 189–190
  16. ^ Roberts 1992, tr. 12, 25
  17. ^ Brown 2003, tr. 186, 190
  18. ^ a b c Burt 1986, tr. 29
  19. ^ Roberts 1992, tr. 14, 86–87
  20. ^ Burt 1986, tr. 31
  21. ^ Roberts 1992, tr. 15–16, 24, 26
  22. ^ Roberts 1992, tr. 25
  23. ^ a b c d Roberts 1992, tr. 28
  24. ^ “Britain 12"/45 (30.5 cm) Mark X”. navweaps.com. ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ “British 12-pdr [3"/50 (7.62 cm)] 18cwt QF Mark I”. navweaps.com. ngày 28 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2010.
  26. ^ a b Roberts 1992, tr. 30
  27. ^ “Britain 6-pdr / 8cwt (2.244"/40 (57 mm)) QF Marks I and II”. navweaps.com. ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009.
  28. ^ “British 12-pdr (3"/45 (76.2 cm)) 20cwt QF HA Marks I, II, III and IV”. navweaps.com. ngày 27 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009.
  29. ^ “The Battleships - Part 1”. ABC TV. ngày 2 tháng 7 năm 2002. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  30. ^ Roberts 1992, tr. 13, 16
  31. ^ Parkes 1990, tr. 477
  32. ^ Gardiner 1986, tr. 21–22
  33. ^ Parkes 1990, tr. 479
  34. ^ Roberts 1992, tr. 17
  35. ^ Burt 1986, tr. 32–33
  36. ^ Roberts 1992, tr. 34
  37. ^ Burt 1986, tr. 34
  38. ^ Roberts 1992, tr. 18–20
  39. ^ “The Dreadnought Hoax”. Museum of Hoaxes. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
  40. ^ Roberts 1992, tr. 20
  41. ^ Roberts 1992, tr. 21
  42. ^ Sturton 2008, tr. 79
  43. ^ Roberts 1992, tr. 22–23

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.