Mẫu hình | Đa mẫu hình: lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh |
---|---|
Thiết kế bởi | Martin Odersky |
Nhà phát triển | Phòng thí nghiệm Phương pháp lập trình của EPFL |
Xuất hiện lần đầu | 2003 |
Phiên bản ổn định | 2.11.7
/ 23 tháng 6 năm 2015 |
Bản xem thử | 2.12.0-M3
/ 6 tháng 10 năm 2015 |
Kiểm tra kiểu | tĩnh, mạnh, suy diễn, cấu trúc |
Nền tảng | JVM |
Giấy phép | BSD |
Trang mạng | www.scala-lang.org |
Ảnh hưởng từ | |
Java, Pizza,[1] Haskell, Erlang, Standard ML, OCaml, Smalltalk, Scheme | |
Ảnh hưởng tới | |
Fantom | |
|
Scala (phát âm /ˈskɑːlə/ SKAH-lə) là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, được thiết kế để tích hợp các tính năng của lập trình hướng đối tượng với lập trình hàm[1]. Tên Scala xuất phát từ chữ tiếng Anh scalable, có nghĩa là"ngôn ngữ có khả năng mở rộng", được phát triển dựa trên nhu cầu sử dụng các tính năng mở rộng của nó.
Scala chạy trên nền máy ảo Java và tương thích với chương trình Java. Nó cũng có thể chạy trên Android.[2] Nó cũng có thể chạy trên nền tảng.NET, nhưng chưa ổn định.[3]
Scala có kiểu biên dịch giống như Java và C#, nên Scala code có thể đọc được thư viện Java (hoặc thư viện.NET).
Scala đặt dưới giấy phép BSD.[4]
Scala bắt đầu được thiết kế từ năm 2001 tại École Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL) bởi Martin Odersky, tiếp tục phát triển khi làm việc tại Funnel, một ngôn ngữ lập trình tích hợp các ý tưởng về lập trình hàm và mạng Petri.[5] Sau đó, Odersky làm việc với Generic Java và javac, trình biên dịch Sun's Java.[5] Scala được cho ra những phiên bản đầu vào cuối năm 2003 / đằu 2004 trên nền Java, và nền.NET vào tháng 6 năm 2004.[1][5][6] Phiên bản 2.0 ra mắt tháng 3 năm 2006.[1]
Scala là ngôn ngữ thuần lập trình hướng đối tượng trong cú pháp theo quy tắc tất cả giá trị biến đều là một đối tượng. Kiểu dữ liệu và hành vi của một đối tượng được mô tả bằng các lớp. Các lớp trừu tượng được mở rộng bằng các lớp con và hạn chế các khó khăn trong đa kế thừa.
Scala hỗ trợ lập trình hàm. Nó hỗ trợ cú pháp ngắn gọn cho việc định nghĩa các hàm, cho phép hàm lồng vào nhau. Dùng từ khóa lazy để trì hoãn sử dụng một biến cho đến khi cần sử dụng nó. Scala hỗ trợ các kiểu dữ liệu đại số của lập trình hàm.
Thuật toán sắp xếp theo kiểu lập trình hàm:
def qsort: List[Int] => List[Int] = {
case Nil => Nil
case pivot:: tail =>
val (smaller, rest) = tail.partition(_ < pivot)
qsort(smaller)::: pivot:: qsort(rest)
}
Trong thực tế, các ứng dụng luôn phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu cụ thể, Scala được thiết kế để phục vụ mục đích đó. Scala cung cấp một dạng ngôn ngữ máy độc đáo giúp hỗ trợ lập trình dựa tên các thư viện hàm có sẵn:
Lift là một nền Web miễn phí dựa trên Scala, được xây dựng với mục đích cung cấp các tính năng mà Ruby on Rails có, đồng thời khắc phục các nhược điểm mà Ruby on Rails gặp phải. Tất cả thư viện hàm của Java và lập trình Web đầu có thể chạy trên nền Lift.
Tháng 4 năm 2009 Twitter thông báo đã chuyển đa số phần code bên trong từ Ruby sang Scala và sẽ chuyển đổi toàn bộ.[7] Thêm vào đó Foursquare sử dụng Scala và Lift.[8]
Đây là chương trình Hello world viết bằng Scala:
> object HelloWorld extends Application { > println("Hello, world!") > }
hoặc
> object HelloWorld { > def main(args: Array[String]) { > println("Hello, world!") > } > }
Chương trình lưu dưới dạng HelloWorld.scala, biên dịch bằng cú pháp:
> scalac HelloWorld.scala
Chạy chương trình:
> scala -classpath. HelloWorld
Hoặc chạy trực tiếp từ mã:
> scala HelloWorld.scala
Có nhiều cách kiểm tra chương trình viết bằng Scala:
Thư viện SUnit bị gở bỏ từ phiên bản 2.8.0.
Scala is primarily developed for the JVM and embodies some of its features. Nevertheless, its.NET support is designed to make it as portable across the two platforms as possible.
|isbn=
: số con số (trợ giúp) Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)|=
(trợ giúp)