Sinh vật đáy là những quần xã sinh vật sống trên hoặc gần đáy biển.[1] Quần xã này sống trong hoặc gần các môi trường trầm tích biển, từ các vùng triều đến thềm lục địa, và xuống đến đới biển thẳm.
Nhiều sinh vật thích nghi với áp lực cột nước sâu mà chúng không thể sống được ở những vùng nước gần bề mặt. Sự chênh lệch áp lực rất đáng kể (tăng khoảng 1 atm mỗi 10 mét nước xuống sâu).
Do ánh sáng không thể xuyên xuống vùng nước dưới sâu của đại dương, nguồn năng lượng của hệ sinh thái dưới đáy sâu thường là các vật chất hữu cơ chìm xuống từ tầng mặt. Những vật chất phân hủy này duy trì chuỗi thức thức ăn dưới sâu; hầu hết sinh vật tầng đáy là các sinh vật ăn xác thối.
Sinh vật đáy cũng dùng để chỉ những sinh vật sống dưới đáy của các vực nước ngọt như sông, suối, ao, hồ.[2]
Nguồn thức ăn chính của sinh vật đáy là tảo và chất hữu cơ từ đất liền. Độ sâu cột nước, nhiệt độ và độ mặn, và kiểu vật liệu nền đáy tất cả đều ảnh hưởng đến loại sinh vật đáy có mặt ở đó. Ở các vùng nước ven bờ và các nơi khác có ánh sáng chiếu đến đáy, tảo cát quang hợp sống đáy có thể sinh sôi nảy nở. Các sinh vật ăn lọc như sứa và động vật hai mảnh vỏ có mặt chủ yếu ở vùng đáy cứng có cát. Các sinh vật ăn ở đáy, như giun nhiều tơ tập trung ở vùng đáy cấu tạo mềm hơn. Cá, sao biển, ốc, động vật thân mềm, và giáp xác là các động vật ăn xác thối quan trọng.
Sinh vật đáy lớn gồm các sinh vật đáy lớn hơn 1 mm in size. Vài ví dụ như polychaete, hai mảnh vỏ, da gai, hải quỳ, san hô, bọt biển, ascidiacea, turbellaria và giáp xác lớn như cua, tôm hùm và cumacea. |
Sinh vật đáy trung bình bao gồm các sinh vật nhỏ hơn 1 mm nhưng lớn hơn 0.1 mm. Ví dụ giun tròn, trùng lỗ, gấu nước, Gastrotricha và các loài giáp xác nhỏ như Copepoda và Ostracoda. |
Sinh vật đáy nhỏ bao gồm các sinh vật nhỏ hơn 0.1 mm. Ví dụ như vi khuẩn, tảo silic, trùng biến hình, trùng roi. |