Tên thánh

Tên thánh (hoặc tên rửa tội) là tên của mỗi cá nhân chọn khi nhận nghi thức rửa tội (Thanh Tẩy) trong một số giáo hội Kitô giáo. Tập tục này bắt nguồn từ PhápĐức ở thời Trung Cổ[1]. Cho đến tận ngày nay, tại các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhiều người vẫn coi tên thánh của mình cũng chính là tên gọi thông thường để xưng hô, còn tên họ là để phân biệt gia tộc. Ví dụ, Giáo hoàng Biển Đức XVI có tên thế tục là Joseph Ratzinger, bản thân tên Joseph đã thể hiện tên thánh của ông là Thánh Giuse (Joseph theo tiếng Đức).

Ở các quốc gia không có truyền thống Kitô giáo, ví dụ như Việt Nam, tên thánh thường đứng trước tên thế tục, nhưng người ta chỉ sử dụng tên thánh trong các nghi lễ tôn giáo, hoặc xưng hô mang tính cách kính trọng với chức sắc (theo tục kỵ húy).[2] Ví dụ, Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh thường được gọi là "Đức tổng giám mục Giuse", hoặc "Đức Tổng Giuse" trong bối cảnh tôn kính.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống của người Do Thái, người ta sẽ đặt tên cho trẻ sơ sinh trong nghi lễ thánh hiến tại hội đường (và cắt bì đối với trẻ sơ sinh nam) vào ngày thứ tám sau khi sinh (Lc 01:59). Kitô giáo kế thừa hoặc dựa theo tập tục này để đặt tên mới khi một ai đó nhận phép rửa tội vì họ quan niệm rằng sau khi rửa tội thì sẽ trở thành một con người mới nên cần có tên mới.

Năm 325, Công đồng Nicaea quyết định cấm tín hữu dùng tên các thần Thánh không phải của Kitô giáo để đặt tên cho mình. Đến thời Công đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo hội Công giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên Thánh. Công đồng này lưu ý các linh mục khi cử hành bí tích rửa tội nếu gặp trường hợp ai đó cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô giáo thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên Thánh khác, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.

Từ năm 1983, Giáo hội Công giáo đã bãi bỏ luật buộc người Công giáo phải lấy tên thánh, mà họ chỉ quy định tên riêng (tên thế tục) phải phù hợp với ý nghĩa Kitô giáo. Cụ thể, Điều 855 của Bộ Giáo Luật 1983 quy định: "Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô giáo". Tuy nhiên, tập tục đặt tên thánh vẫn còn duy trì tại các nơi mộ đạo. Các tên này thường được cha mẹ của trẻ sơ sinh hoặc tự thân người nhận nghi thức (nếu trưởng thành) chọn theo tên các vị thánh nổi tiếng của giáo hội, nam theo thánh nam và nữ theo thánh nữ, cá biệt có trường hợp chọn cả tên thánh nam và nữ. Việc chọn tên thánh theo vị thánh nào thì họ tin rằng sẽ nhận được sự hướng dẫn và trợ giúp của thánh đó trong đời sống, và họ sẽ mừng lễ thánh quan thầy (hoặc thánh bổn mạng) theo ngày lễ kính của thánh đó. Nhìn chung, đối với những tín hữu mộ đạo, lễ kính thánh quan thầy khá quan trọng như ngày sinh nhật.

Trong từ điển bách khoa Công giáo, cho rằng tục lệ đặt tên thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội từ con người tội lỗi biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh. Trường hợp cụ thể là vị tông đồ Paul của Kitô giáo, sống vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên, trước đây có tên là Saul, khi cải đạo sang Kitô giáo thì ông đổi tên là Paul mà người Công giáo Việt Nam gọi là Thánh Phaolô.

Lấy tên của một vị Thánh mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để cho người đó noi gương theo đức tính của một vị Thánh, và suy tôn vị Thánh đó làm Bổn mạng, vị bảo hộ, luôn luôn bảo vệ, giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn. Cái tên đó sẽ theo con người này suốt cuộc đời, kể từ khi làm phép rửa tội và đến lúc chết.

Tên Thánh của người Công giáo phương Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng.

  1. tên rửa tội (baptismal name)
  2. tên Kitô Giáo (Christian name),
  3. tên đầu tiên hoặc được đặt tên (first or given name).
  • Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.

Tên chính của người Tây Phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội. Và tên chính của người Tây Phương được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây Phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo hội, đã lấy tên các Thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên Thánh.

Tên Thánh Việt hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Thánh đối với người Việt cũng được Việt hóa, nhất là danh hiệu của các vị Giáo hoàng của Tòa Thánh.

Đối chiếu một số tên Thánh và tên Việt hóa[3]
Tên La Tinh Phiên bản tiếng Bồ Tên Việt hóa
Alexandros Alexandre A Lịch Sơn
Antonius Antonio Antôn, An Đông Ni
Benedictus Bento Bênêđitô, Biển Đức
Clemens Clemente Lê Minh
Constantinus Constantino Công Tăng
Dominicus Dominicano Đa Minh
Elena Elena Elena, Ai Lâm Na
Ignatius Ignacio Inhaxiô, Y Nhã
Martinus Martino Máctin, Mã Đinh
Paulus Paolo Phaolô, Nhất Điểm
Thaddeus Tađêô, Thanh Diêu
Urbanus Urbano Ước Bang

Mục tiêu giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dues, Greg (2000). Catholic Customs & Traditions. Twenty-Third Publications. ISBN 0-89622-515-1.
  2. ^ Tìm hiểu Tên Thánh của người Công giáo Việt Nam
  3. ^ Đỗ Quang Chính. Lịch sử chữ Quốc ngữ. Sài Gòn: Ra Khơi, 1972. Tr 69, 77, 88, 89, 97, 98, 105
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Xếp hạng trang bị trong Tensura
Cùng tìm hiểu về bảng xếp hạng trang bị trong thế giới slime
Scale của Raiden Shogun và những hạn chế khi build
Scale của Raiden Shogun và những hạn chế khi build
Các chỉ số của raiden bị hạn chế bới hiệu quả nạp rất nhiều trong khi có được chỉ số 80/180 mà vẫn đảm bảo tối thiểu 250% nạp có thể nói đó là 1 raiden build cực kì ngon