Tập đoàn trị

Tập đoàn trị (tiếng Anh: Corporatocracy) là một thuật ngữ để chỉ việc một hệ thống kinh tế và chính trị bị điều khiển bởi các tập đoàn hoặc lợi ích tập đoàn.[1]

Nó là một thuật ngữ có tính tiêu cực, thường được sử dụng bởi các nhà phê bình đối với tình hình kinh tế hiện nay ở một số quốc gia cụ thể, đặc biệt là Hoa Kỳ.[2][3]

Thuật ngữ này đã được dùng bởi các nhà phê bình theo trường phái tự do và cánh tả, nhưng đôi khi cũng được sử dụng bởi các nhà phê bình theo trường phái kinh tế tự do và các nhà quan sát chính trị khác.[2][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17] Nhà kinh tế học Jeffrey Sachs mô tả Hoa Kỳ là một nước tập đoàn trị theo sách The Price of Civilization (tạm dịch: Cái giá của nền văn minh).[18] Theo ông, tập đoàn trị hình thành từ 4 xu hướng: Có quá nhiều các đảng phái nhỏ và yếu, quyền lực địa phương quá mạnh, sự phát triển quân sự quá lớn của quân đội Mỹ sau Thế chiến 2, tiền bạc của tập đoàn lớn tài trợ cho các chiến dịch tranh cử, và sự toàn cầu hóa đã làm lệch đi sự cân đối của công nhân.[18]

Thuật ngữ này được dùng bởi tác giả John Perkins trong quyển sách năm 2004 của ông: Confessions of an Economic Hit Man (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế), ông ta đã mô tả tập đoàn trị là các nhóm bao gồm các tập đoàn, các ngân hàng, và chính phủ.[4]

Những nhóm này được tác giả C Wright Mills gọi là một Quyền lực cấp cao. Quyền lực cấp cao là các cá nhân giàu có đang giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống tập đoàn. Những người đó kiểm soát quá trình quyết định các chính sách kinh tế và chính trị trong xã hội.[19]

Khái niệm này được sử dụng trong cách giải thích sự cứu trợ các ngân hàng, quá nhiều tiền phải trả cho CEO, cũng như các khiếu nại về những hiện tượng khai thác, bóc lột tài sản quốc gia, con người, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.[20] Nó từng được sử dụng bởi những nhà phê bình chống toàn cầu hóa[21], đôi khi thuật ngữ này còn được kết hợp để phê phán Ngân hàng Thế giới[22] hoặc những thủ thuật cho vay một cách bất công,[20] cũng như phê phán các thỏa hiệp tự do kinh doanh[21].

Tiến sĩ Noam Chomsky và những người khác đã phê phán các quyết định về luật pháp dẫn tới sự hình thành các tập đoàn thời hiện đại. Các tập đoàn, trước đó vốn chỉ là một vật nhân tạo không có quyền hạn, thì bây giờ đã có tất cả quyền hạn của con người, và hơn thế, với thực tế rằng nó là "những người bất tử", và là "những người" với vô vàn tài sản và quyền lực. Sâu xa hơn, họ đã không còn bị phụ thuộc vào các mục tiêu chi tiết thiết kế bởi Nhà nước, thay vào đó họ tự hành động theo ý họ, với rất ít hạn chế[23].

Adam Smith đã phê phán các "công ty chứng khoán liên doanh" ngay từ thời đại của ông ta. Khi các doanh nhân ăn trưa với nhau đã có thể là một "âm mưu chống lại công chúng" rồi, huống hồ khi chúng hình thành các thực thể pháp lý và liên minh nhóm với nhau, với các quyền đặc biệt được cấp, được hỗ trợ, và tăng cường quyền lực nhà nước[24].

Chomsky lý giải rằng các tập đoàn đã thuyên chuyển các quyết định chính sách ra khỏi bàn tay của người dân và vào trong các phòng họp kín của tập đoàn, nơi sự giám sát của công chúng bị hạn chế.

Những nguồn tài chính dồi dào của các tập đoàn và kéo dài đến khi họ có những hành động để gây ảnh hưởng, tác động vào các chiến dịch chính trị ở Mỹ, điều này còn cho thấy rằng đó cũng là một cách để các tập đoàn làm suy yếu thể chế dân chủ trong một xã hội[25].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Corporatocracy”. Oxford Dictionaries. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2012. /ˌkôrpərəˈtäkrəsē/.... a society or system that is governed or controlled by corporations:
  2. ^ a b Jamie Reysen (ngày 4 tháng 10 năm 2011). “At Boston's Dewey Square, a protest of varied voices”. Boston Globe. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... Corporatocracy is the new Fascism...
  3. ^ Will Storey (ngày 6 tháng 10 năm 2011). “D.C. Occupied, More or Less”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... we’ve surrendered our nation to a corporatocracy...
  4. ^ a b John Perkins (ngày 18 tháng 7 năm 2011). “Economic Chaos, Loans, Greece and Corporatocracy”. Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... bailouts in our own U.S. crisis have only benefited the corporatocracy, with CEO's paying themselves outrageous bonuses....
  5. ^ Linda A. Mooney (2009). Understanding Social Problems. David Knox, and Caroline Schacht. Cengage Lerning. tr. 256. ISBN 9780495504283.
  6. ^ Bruce E. Levine (ngày 16 tháng 3 năm 2011). “The Myth of U.S. Democracy and the Reality of U.S. Corporatocracy”. Huffington Post. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012. Americans are ruled by a corporatocracy: a partnership of "too-big-to-fail" corporations, the extremely wealthy elite, and corporate-collaborator government officials.
  7. ^ David Sirota (ngày 17 tháng 11 năm 2010). “The Most Honest -- and Disturbing -- Admission About the Corporatocracy I've Ever Seen”. Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ Will Oremus (19 tháng 10 năm 2011). “OWS Protesters May Demand "Robin Hood" Tax: The magazine that sparked the protests calls for a 1-percent levy on financial transactions”. Slate Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ Scott Manley (ngày 3 tháng 3 năm 2011). “Letters to the editor: Union busting”. Pittsburgh Post-Gazette. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ Robert Koehler (ngày 18 tháng 12 năm 2011). “The language of empire: In official statements and in media reporting, continued war and ongoing American domination are a given”. Baltimore Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... the corporatocracy and its subservient media....
  11. ^ Carl Gibson (ngày 2 tháng 11 năm 2011). “The Corporatocracy Is the 1 Percent”. Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. Note: spokesman and organizer for US Uncut
  12. ^ Andy Webster (ngày 10 tháng 11 năm 2011). “Yearning to Breathe Free on the Web”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  13. ^ GrrlScientist (ngày 3 tháng 11 năm 2011). “GrrlScientist + Cancer”. The Guardian. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  14. ^ Naomi Wolf (ngày 5 tháng 11 năm 2011). “How to Occupy the moral and political high ground: The worldwide protest can be a critical force for change if it follows some simple rules”. The Guardian. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... one per cent – a corporatocracy that, without transparency or accountability,...
  15. ^ Naomi Wolf (ngày 1 tháng 11 năm 2011). “The people versus the police”. China Daily. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... Their enemy is a global "corporatocracy" that has purchased governments and legislatures...
  16. ^ Anita Simons (ngày 24 tháng 10 năm 2011). “Occupy Wall Street will go down in history”. Maui News. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ... we all have different personal objectives, such as ending corporatocracy,...
  17. ^ Katy Steinmetz (ngày 9 tháng 11 năm 2011). “Wednesday Words: Herman's 'Cain-Wreck,' Male Cleavage and More”. Time Magazine. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ...Occupy vocab: corporatocracy....
  18. ^ a b Sachs, Jeffrey (2011). The Price of Civilization. New York: Random House. tr. 105, 106, 107. ISBN 978-1-4000-6841-8.
  19. ^ Doob, Christopher (2013). Social Inequality and Social Stratification (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Boston: Pearson. tr. 143.
  20. ^ a b John Perkins (ngày 2 tháng 3 năm 2011). “Ecuador: Another Victory for the People”. Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  21. ^ a b Roman Haluszka (12 tháng 11 năm 2011). “Understanding Occupy's message”. Toronto Star. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  22. ^ Andy Webster (ngày 14 tháng 8 năm 2008). “Thoughts on a 'Corporatocracy'. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  23. ^ “Robert Barksky, Noam Chomsky and the Law. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  24. ^ Chomsky, Noam (1999). Profit Over People: Neoliberalism and Global Order. New York, New York, United States: Seven Stories Press. tr. 175. ISBN 978-1-888363-82-1.
  25. ^ Ned Resnikoff. 2007 Corporations Versus Democracy. The Nation

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ