Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (tiếng Anh: World Organisation Against Torture, tiếng Pháp: Organisation Mondiale Contre la Torture) được thành lập năm 1986, trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ, là một Liên minh các tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới đấu tranh chống việc "Giam giữ tùy tiện" (arbitrary detention), tra tấn, "hành quyết mà không xét xử hoặc xét xử trình diễn" (summary execution), "giết người mà không đưa ra tòa án xét xử" (extrajudicial killing), "Mất tích do bị cưỡng bách" (forced disappearance) và các hình thức bạo lực khác.
Mạng lưới toàn cầu của tổ chức này gồm gần 300 tổ chức địa phương, vùng, và quốc gia, cùng chia sẻ mục tiêu là thủ tiêu việc tra tấn và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền cho mọi người.
Chương trình "Ngăn ngừa tra tấn" của tổ chức này giúp các thành viên ngăn ngừa và báo cáo việc tra tấn bằng cách tăng cường khả năng của các tổ chức thông qua mạng tra tấn-SOS, để sử dụng các bộ máy nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Chương trình này nộp báo cáo thay thế cho Ủy ban Liên Hợp Quốc, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ địa phương, cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức muốn thách thức các việc tra tấn tại các diễn đàn pháp lý quốc tế và xuất bản một bản hướng dẫn thực hành về các cơ chế thông thường của khu vực và quốc tế liên quan đến tra tấn. Tổ chức này cũng đưa các vấn đề phụ nữ và trẻ em vào cơ chế nhân quyền của LHQ.
Ngày 4.10.2007, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trở tthành chủ tịch mới của Quỹ hỗ trợ Tổ chức Thế giới chống Tra tấn.[1]
Tổ chức Thế giới chống Tra tấn đóng góp vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thông qua 3 hoạt động chính:
Tổ chức nộp báo cáo thay thế cho Ủy ban chống tra tấn (CAT), Ủy ban Nhân quyền (HRC) và Ủy ban quyền của Trẻ em (CRC) của Liên Hợp Quốc, làm việc với các tổ chức phi chính phủ địa phương.
Hoạt động báo cáo được thiết kế để khuyến khích các tổ chức phi chính phủ cấp quốc gia báo cáo về các vụ tra tấn và theo dõi các báo cáo về tra tấn thông qua:
Tổ chức Thế giới chống Tra tấn hỗ trợ các cá nhân và tổ chức muốn thách thức việc tra tấn trong các diễn đàn luật pháp quốc tế hợp pháp. Cơ chế khiếu nại có thể được sử dụng để đạt được một số mục tiêu khác nhau bao gồm:
Nhiều tổ chức chức phi chính phủ không nhận thức đầy đủ về cách sử dụng các thủ tục của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ công việc của họ trong việc bảo vệ nạn nhân khỏi bị tra tấn. Tổ chức này hy vọng sẽ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ đối tác đã tích cực trong cuộc đấu tranh chống tra tấn để trình bày các khiếu nại cá nhân và thông tin liên quan khác cho các Ủy ban chống tra tấn, Ủy ban nhân quyền, và Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
Tổ chức Thế giới chống Tra tấn xuất bản sổ tay hướng dẫn thực hành về cơ chế thông thường quốc tế và khu vực liên quan đến tra tấn. Cuốn sổ tay này được hình thành như một công cụ để hành động. Nó đáp ứng nhu cầu thực tế của bất cứ ai sử dụng cơ chế quốc tế và các cơ quan để thách thức việc tra tấn.