Tổng cục Thống kê (Việt Nam)

Cục Thống kê
Biểu trưng của đơn vị
Thành lập6 tháng 5 năm 1946
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchQuản lý nhà nước về thống kê
Trụ sở chínhSố 54 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Cục trưởng
Nguyễn Thị Hương
Chủ quản
Bộ Tài chính
Trang webgso.gov.vn

Cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức hoạt động thống kê; điều phối hoạt động thống kê; cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định; thực hiện vai trò là trung tâm kết nối, tích hợp, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia; dự báo, xây dựng các kịch bản kinh tế vĩ mô ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê được quy định tại Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 2 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.[1]

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Thống kê đã có hơn 76 năm hình thành và phát triển, có thể tóm tắt theo một số dấu mốc chính sau:

  • Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Nha Thống kê Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ Quốc dân kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Ngày 25 tháng 4 năm 1949, sáp nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch theo Sắc lệnh số 33/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 124/SL bãi bỏ Sắc lệnh số 33/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949 và Sắc lệnh số 34/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949, quyết định " Một tổ chức tạm thời để theo dõi công việc thống kê sẽ do Nghị định Thủ tướng Chính phủ ấn định".
  • Ngày 9 tháng 8 năm 1950, thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng phủ theo Nghị định số 38/TTg của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
  • Ngày 20 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương (thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê các Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Ngày 21 tháng 12 năm 1960, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quyết định số 15-NQ/TVQH về việc tách Cục Thống kê Trung ương ra khỏi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Tổng cục Thống kê.
  • Ngày 4 tháng 1 năm 2007, Tổng cục Thống kê được chuyển về Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ.[2]
  • Ngày 1 tháng 3 năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê chuyển thành Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính.

Lãnh đạo Cục[3]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục trưởng: Nguyễn Thị Hương[4][5]
  • Phó Cục trưởng:
  1. Nguyễn Trung Tiến[6][7]
  2. Phạm Quang Vinh[8]
  3. Nguyễn Thanh Dương
  4. Đỗ Thị Ngọc

Cơ cấu tổ chức[9]

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 384/QĐ-BTC ngày 26 tháng 2 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Cơ quan thống kê ở trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị giúp việc Cục trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban Chính sách, Chiến lược và Dữ liệu thống kê
  • Ban Thống kê Tổng hợp và Đối ngoại
  • Ban Hệ thống Tài khoản quốc gia
  • Ban Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
  • Ban Thống kê Công nghiệp và Xây dựng
  • Ban Thống kê Dịch vụ và Giá
  • Ban Thống kê Dân số và Lao động
  • Ban Thống kê Xã hội và Môi trường
  • Ban Điều tra thống kê
  • Ban Tổ chức cán bộ
  • Ban Kế hoạch tài chính
  • Thanh tra
  • Văn phòng

Các đơn vị sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Xử lý và Tích hợp dữ liệu thống kê
  • Trường Cao đẳng Thống kê
  • Trường Cao đẳng Thống kê II
  • Nhà Xuất bản Thống kê

Cơ quan thống kê ở địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

a) Chi cục Thống kê tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp tỉnh) thuộc Cục Thống kê được tổ chức theo 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Chi cục Thống kê cấp tỉnh được tổ chức bình quân không quá 05 phòng tham mưu.

b) Đội Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Thống kê liên huyện (gọi chung là Đội Thống kê cấp huyện) thuộc Chi cục Thống kê cấp tỉnh, số lượng Đội Thống kê cấp huyện không quá 480 đơn vị.

Đội Thống kê cấp huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ".
  2. ^ "Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ". {{Chú thích web}}: no-break space character trong |tựa đề= tại ký tự số 29 (trợ giúp)
  3. ^ "Lãnh đạo Tổng cục Thống kê". Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ "Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương".
  5. ^ "Tổng cục Thống kê lần đầu tiên có nữ Tổng cục trưởng".
  6. ^ "Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến".
  7. ^ "Tổng cục Thống kê làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam".
  8. ^ "Hội nghị Công tác Thống kê tổng hợp, Tài khoản quốc gia và Tổ chức cán bộ năm 2020".
  9. ^ "Cơ cấu tổ chức Tổng cục Thống kê".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Epsilon (イプシロン, Ipushiron?) (Έψιλον) là thành viên thứ năm của Shadow Garden, là một trong "Seven Shadows" ban đầu.
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)