Tổng thống Afghanistan

Tổng thống
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
Đương nhiệm
Bị bãi bỏ
Kính ngữThưa Ngài
Cương vịNhà nước Cộng Hòa Hồi giáo sụp đổ
Chức vụ bị bãi bỏ
Dinh thựDinh Tổng thống, Kabul, Afghanistan
Bổ nhiệm bởiBỏ phiếu phổ thông trực tiếp
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên nhậm chứcMohammed Daoud Khan (cộng hòa)
Hamid Karzai (cộng hòa Hồi giáo)
Thành lập17 tháng 7 năm 1973 (đệ nhất Cộng hòa Afghanistan)
11 tháng 6 năm 2002 (Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan)
Người cuối cùng giữ chức
WebsiteTrang chủ của Tổng thống
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Afghanistan

Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, thường được gọi là Tổng thống Afghanistan là chức danh của nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan. Tổng thống đồng thời là tổng tư lệnh của Quân đội Afghanistan, giữ chức vụ cao nhất trong lực lượng vũ trang của Afghanistan.

Afghanistan là một nước cộng hòa không liên tục - giữa thời kỳ 1973-1992 và từ 2001-2021 - vào những lúc khác thì quốc gia này được trị vì bởi vua, thủ hiến và các nhà cai trị Hồi giáo dưới các chế độ mujahideenTaliban trong thập niên 1990. Rồi xuyên suốt cuộc nội chiến, đất nước được công nhận là Nhà nước Hồi giáo AfghanistanTiểu vương quốc Ả Rập Hồi giáo Afghanistan. Sau Cuộc tấn công của Taliban vào năm 2021, chính phủ Cộng hòa chính thức sụp đổ sau sự kiện Kabul thất thủ, kéo theo sự sụp đổ của phủ tổng thống và chức danh.

Hiến pháp Afghanistan hiện nay quy định quyền hạn của rộng rãi của tổng thống về các vấn đề quân đội và lập pháp, với một Quốc hội khá yếu. Đã có một chủ đề tranh cãi đáng kể khi được Loya Jirga quốc gia này thảo luận tháng 12 năm 2003. Tuy nhiên, chức vụ tổng thống được chính quyền lâm thời và những quốc gia hậu thuẫn phương Tây xem là cốt yếu để đảm bảo tính ổn định cho Afghanistan.

Tổng thống Hamid Karzai đã trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên được bầu theo hình thức dân chủ tại Afghanistan vào ngày 7 tháng 12 năm 2004. Quốc hội là cơ quan lập pháp quốc gia của Afghanistan. Nó là một hội đồng lưỡng viện gồm Meshrano Jirga (Thượng viện) và Wolesi Jirga (Hạ viện). Cơ quan lập pháp hiện nay được bầu vào ngày 18 tháng 9 năm 2005. Các thành viên của Tòa án Tối cao đã được tổng thống bổ nhiệm để hình thành bộ máy tư pháp. Bên cạnh đó, hệ thống này cung cấp một tập hợp các kiểm tra và cân bằng chưa từng có trong nước. Ngoài ra, hệ thống còn khá mới mẻ, việc thi hành chỉ được bắt đầu từ năm 2004, sau nhiều thập kỷ chiến tranh giữa các phe phái và lãnh chúa khác nhau. Những tàn tích của các lãnh chúa gần như không còn tồn tại. Liên Hợp Quốc và các chính phủ cùng các tổ chức khác đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại môi trường chính trị dân chủ mới mẻ này.

Các đời tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]
# Tên Sinh-Mất Từ Đến Đảng phái
Tổng thống nước Cộng hòa Afghanistan
1 Mohammed Daoud Khan 1909–1978 17 tháng 7 năm 1973 27 tháng 4 năm 1978 Độc lập
(tới 1976)
Đảng Cách mạng Dân tộc
Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Lực lượng Vũ trang Afghanistan
2 Abdul Qadir Dagarwal 1944– 27 tháng 4 năm 1978 30 tháng 4 năm 1978 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Khalq)
Chủ tịch Hội đồng Cách mạng nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan
3 Nur Muhammad Taraki không khung 1917–1979 30 tháng 4 năm 1978 14 tháng 9 năm 1979[1] Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Khalq)
4 Hafizullah Amin 1929–1979 14 tháng 9 năm 1979 27 tháng 12 năm 1979 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Khalq)
5 Babrak Karmal 1929–1996 27 tháng 12 năm 1979 24 tháng 11 năm 1986 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
6 Haji Mohammad Chamkani 1947– 24 tháng 11 năm 1986 30 tháng 9 năm 1987 Độc lập
7 Mohammad Najibullah 1947–1996 30 tháng 9 năm 1987 30 tháng 11 năm 1987 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
Tổng thống nước Cộng hòa Afghanistan
Mohammad Najibullah 1947–1996 30 tháng 11 năm 1987 16 tháng 4 năm 1992 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
(đến 1990)
Đảng Dân chủ Watan
8 Abdul Rahim Hatif 1926–2013 16 tháng 4 năm 1992 28 tháng 4 năm 1992 Đảng Dân chủ Watan
Tổng thống Nhà nước Hồi giáo Afghanistan
9 Sibghatullah Mojaddedi 1926– 28 tháng 4 năm 1992 28 tháng 6 năm 1992 Mặt trận Giải phóng Dân tộc Afghanistan
10 Burhanuddin Rabbani không khung 1940–2011 28 tháng 6 năm 1992 27 tháng 9 năm 1996 Jamiat-e Islami
Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước Hồi giáo Afghanistan
11 Mullah Mohammed Omar c. 1959– 27 tháng 9 năm 1996 13 tháng 11 năm 2001 Taliban
Tổng thống Liên minh phương Bắc Afghanistan
I Burhanuddin Rabbani không khung 1940–2011 27 tháng 9 năm 1996 13 tháng 11 năm 2001 Jamiat-e Islami
(Liên minh phương Bắc)
Tổng thống Nhà nước Hồi giáo Afghanistan Chuyển tiếp[2]
10 Burhanuddin Rabbani không khung 1940–2011 13 tháng 11 năm 2001 22 tháng 12 năm 2001 Jamiat-e Islami
(Liên minh phương Bắc)
12 Hamid Karzai không khung 1957– 22 tháng 12 năm 2001 7 tháng 12 năm 2004 Độc lập
Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
Hamid Karzai không khung 1957– 7 tháng 12 năm 2004 29 tháng 9 năm 2014 Độc lập
13 Ashraf Ghani 1949– 29 tháng 9 năm 2014 15 tháng 8 năm 2021 Độc lập
- Amrullah Saleh
(Quyền)
1972– 17 tháng 8 năm 2021 Đương nhiệm Độc lập
Chủ tịch Hội đồng Tối cao Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
- Mawlawi Hibatullah Akhundzada 1961– 15 tháng 8 năm 2021 Đương nhiệm Taliban

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Chú thích
Abdul Qadir Dagarwal Dưới chế độ độc tài quân sự gọi là Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Quân nhân.[3]
Sau khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan sau cuộc Cách mạng Saur. Chính phủ đã cho vị trí chủ tịch một chức danh mới gọi là Chủ tịch Hội đồng Cách mạng.[4]
Mullah Mohammed Omar Dưới sự cai trị của Taliban, chức danh tổng thống mới là Chủ tịch Hội đồng Tối cao.[5]
Hamid Karzai Từ ngày 22 tháng 12 năm 2001 đến 19 tháng 6 năm 2002 Karzai là Chủ tịch Chính phủ Chuyển tiếp.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/583326/Nur-Mohammad-Taraki”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ http://www.docstoc.com/docs/44373066/Transitional-Islamic-State-of-Afghanistan”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  3. ^ Henry St. Amant Bradsher. Afghanistan and the Soviet Union. Google Books. ISBN 9780822305637. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ Amos Jenkins Peaslee and Dorothy Peaslee Xydis. Constitutions of Nations. Google Books. ISBN 9789024729050. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.
  5. ^ Information, Library; Service, Research. The Middle East. Google Books. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ Oliver North and Chuck Holton. American Heroes: In the Fight Against Radical Islam. Google Books. ISBN 9780805447118. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự độc hại của Vape/Pod
Sự độc hại của Vape/Pod
Juice hay tinh dầu mà người dùng dễ dàng có thể mua được tại các shop bán lẻ thực chất bao gồm từ 2 chất cơ bản nhất đó là chất Propylene Glycol + Vegetable Glycerol
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.