Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan | |
---|---|
O'zbekiston Respublikasining Prezidenti | |
Dinh thự | Oqsaroy, Tashkent |
Bổ nhiệm bởi | Phổ thông đầu phiếu |
Nhiệm kỳ | 7 năm |
Người đầu tiên nhậm chức | Islam Karimov |
Thành lập | 24 tháng 3 năm 1990 (Tổng thống CHXHCN Xô viết Uzbekistan) 1 tháng 9 năm 1991 (Tổng thống Uzbekistan) |
Website | www |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Uzbekistan |
Chính quyền |
Ngoại giao |
Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan (Uzbek: Ўзбекистон Республикасининг Президенти, phiên âm O'zbekiston Respublikasining Prezidenti) là nguyên thủ quốc gia và là người nắm quyền hành pháp ở Cộng hòa Uzbekistan. Chức vụ Tổng thống được tạo lập năm 1991, thay thế Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, tồn tại từ năm 1925. Chức vụ tổng thống được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, bởi các công dân Uzbekistan trên 18 tuổi.[1]
Islam Karimov là tổng thống duy nhất của Uzbekistan nắm quyền trong 25 năm kể từ khi chức vụ này được thiết lập, ông đã thắng ba cuộc bầu cử liên tiếp mà theo nhiều người cho rằng là gian lận. Lần bầu cử thứ ba mang nhiều tranh cãi nhất là do ông đã được bầu hai lần, và theo hiến pháp hiện hành thì chỉ tối đa là hai nhiệm kỳ. Ông đưa ra lời giải thích rằng nhiệm kỳ đầu của ông kéo dài 5 năm và đó là theo hiến pháp cũ nên không tính vào nhiệm kỳ mới. Ông qua đời khi đang tại nhiệm ngày 2 tháng 9 năm 2016. Một phiên họp chung giữa hai viện của Hội đồng Tối cao đã bổ nhiệm Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev làm Tổng thống lâm thời vào ngày 8 tháng 9 năm 2016. Vào tháng 12 năm 2016, Mirziyoyev được bầu làm Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử, mặc dù các nhà quan sát quốc tế mô tả cuộc bầu cử là không tự do và công bằng, do những hạn chế về báo cáo truyền thông và việc dồn phiếu.
Như trong hầu hết các ngôn ngữ, tiếng Uzbek chính thức sử dụng thuật ngữ "Tổng thống" ((Uzbek: Президент/Prezident). Kể từ năm 1989, trong những năm đầu tiên Uzbekistan độc lập, giai đoạn cao nhất của tinh thần chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Hồi giáo và với ảnh hưởng to lớn của các nhân vật tôn giáo và đối lập thế tục, thuật ngữ "nước cộng hòa" trong tiếng Uzbekistan được phe đối lập theo chủ nghĩa dân tộc và Hồi giáo và các nhân vật tôn giáo chính thức sử dụng với tên gọi "nền cộng hòa" (tiếng Uzbek: Жумҳурият/Jumhuriyat — Ўзбекистон Жумҳурияти/Oʻzbekiston Jumhuriyati). Theo đó, đã có những nỗ lực không thành công khi đổi tên "tổng thống" trong tiếng Uzbek thành "Lãnh tụ" (uzb. Раисжумҳур/Raisjumhur — Ўзбекистон раисжумҳури/Oʻzbekiston raisjumhuri), vì ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo, tùy chọn trên được sử dụng thay cho thuật ngữ "tổng thống". Nhưng đến năm 1993, "nước cộng hòa" đã chính thức được lưu hành trở lại, "Oʻzbekiston Respublikasi", trong khi chức danh của tổng thống bằng tiếng Uzbekistan vẫn không thay đổi.
Chức vụ Tổng thống xuất hiện ở Uzbekistan vào tháng 3 năm 1990, khi quốc gia này vẫn còn là một phần của Liên Xô với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1990, tại một phiên họp của Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan (Uzbekistan Xô), các đại biểu nhân dân đã bầu ra Tổng thống đầu tiên của Uzbekistan Xô - Islam Abduganievich Karimov. Đồng thời ngày 24 tháng 3 năm 1990 đến ngày 13 tháng 1 năm 1992, cũng thiết lập chức vụ Phó Tổng thống Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan sau là Phó Tổng thống Uzbekistan. Uzbekistan Xô trở thành quốc gia liên bang đầu tiên thuộc Liên Xô thiết lập các chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống.
Sau tuyên bố độc lập của Uzbekistan vào ngày 31 tháng 8 năm 1991, chức vụ này được gọi là "Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan".
Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan là quan chức cao nhất. Theo Điều 89 của Hiến pháp Cộng hòa Uzbekistan - Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan là Nguyên thủ quốc gia và đảm bảo sự phối hợp hoạt động và tương tác của các cơ quan quyền lực nhà nước, theo Điều 93, là Tổng tư lệnh tối cao của Lực lượng vũ trang Uzbekistan. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan được xác định trong chương XIX (từ điều 89-97) của phần thứ 5 Hiến pháp Cộng hòa Uzbekistan.
Tổng thống Cộng hòa có quyền hạn rộng rãi. Tổng thống Uzbekistan không có quyền giao việc thực hiện quyền hạn của mình cho các cơ quan, quan chức nhà nước. Điều 93 của Hiến pháp Cộng hòa Uzbekistan quy định 25 quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của Tổng thống:
Từ năm 1990 đến 2005, Tổng thống cũng là chủ tịch Nội các Bộ trưởng Uzbekistan và là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, Tổng thống không trực tiếp là người đứng đầu chính phủ cộng hòa. Mặc dù các nghị quyết và quyết định của chính phủ đều do Tổng thống ký, nhưng quyền lãnh đạo trực tiếp của nội các bộ trưởng lại do Phó tổng thống (cho đến năm 1992) hoặc Thủ tướng thực hiện.
Cột đầu tiên chỉ số cá nhân giữ chức vị tổng thống, cột thứ hai chỉ nhiệm kỳ.
# | Nhiệm kỳ | Tên | Hình | Bắt đầu nhiệm kỳ | Kết thúc nhiệm kỳ | Đảng phái |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 1 | Islam Karimov Ислaм Каримов |
24 tháng 3 năm 1990 | 2 tháng 9 năm 2016[2] (Qua đời khi đương chức) |
Đảng Cộng sản Liên Xô ↓ Đảng Dân chủ Nhân dân Uzbekistan ↓ Đảng Dân chủ Tự do Uzbekistan | |
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
— | — | Nigmatilla Yuldashev[3] Нигматилла Юлдашев Quyền |
2 tháng 9 năm 2016 | 8 tháng 9 năm 2016 | Đảng Dân chủ Phục hưng dân tộc Uzbekistan[4] | |
2 | 1 | Shavkat Mirziyoyev[5] Шавкат Мирзиёев |
8 tháng 9 năm 2016 | Đương nhiệm | Đảng Dân chủ Phục hưng dân tộc Uzbekistan ↓ Đảng Dân chủ Tự do Uzbekistan |
Ứng cử viên | Đảng | Phiếu bầu | % |
---|---|---|---|
Islam Karimov | Đảng Dân chủ Tự do | 17,122,577 | 90.39 |
Akmal Saidov | Đảng Dân chủ Phục hưng dân tộc | 582,688 | 3.08 |
Khatamjan Ketmanov | Đảng Dân chủ Nhân dân | 552,309 | 2.92 |
Nariman Umarov | Đảng Xã hội Dân chủ công bằng | 389,024 | 2.05 |
Phiếu không hợp lệ/trống | – | ||
Tổng | 100 | ||
Cử tri đăng ký/Cử tri đi bầu | 20,798,052 | 91.08 | |
Nguồn: CEC Lưu trữ 2015-07-04 tại Wayback Machine |