Tiếng Uzbek

Tiếng Uzbek
oʻzbekcha, oʻzbek tili, ўзбек тили, ўзбекча, ئوزبېچه, ئوزبېک تیلی
Sử dụng tạiUzbekistan, Kyrgyzstan, Afghanistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Tajikistan, Nga, Trung Quốc
Tổng số người nói27 triệu[1]
Dân tộcNgười Uzbek
Phân loạiTurk
Ngôn ngữ tiền thân
Turk
Hệ chữ viếtLatinh, Kirin, Ả Rập, Hệ chữ nổi tiếng Uzbek
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Uzbekistan
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1uz
ISO 639-2uzb
ISO 639-3cả hai:
uzn – Bắc
uzs – Nam
Glottologuzbe1247[3]
Linguasphere44-AAB-da, db
A map, showing that Uzbek is spoken throughout Uzbekistan, except the western third (where Karakalpak dominates), and northern Afghanistan.
Xanh đậm = ngôn ngữ số đông; xanh nhạt = ngôn ngữ thiểu số
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Uzbek là một ngôn ngữ Turk và là ngôn ngữ chính thức của Uzbekistan. Nó có chừng 27 triệu người bản ngữ và là ngôn ngữ của người UzbekUzbekistan và những nơi khác tại Trung Á. Tiếng Uzbek thuộc nhóm Turk Đông (còn gọi là nhóm Karluk) của ngữ hệ Turk. Dù một phần lớn khối từ vựng tiếng Uzbek được thừa hưởng từ ngôn ngữ Turk nguyên thủy, nó cũng chịu ảnh hưởng từ tiếng Ba Tư, tiếng Ả Rậptiếng Nga. Một nét khác biệt nổi bật ở tiếng Uzbek so với các ngôn ngữ Turk khác là sự biến đổi từ nguyên âm /a/ thành /ɒ/.

Nội danh của tiếng Uzbek là oʻzbek tili hay oʻzbekcha. Khi viết bằng chữ Kirin, cái tên đó trở thành ўзбек тилиўзбекча; còn khi ghi bằng chữ Ả Rập, ئوزبېک تیلی‎ và ئوزبېچه‎.jg

Số người nói

[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính số người nói tiếng Uzbek thiếu nhất quán. Đại từ điển Thụy Điển Nationalencyklopedin ước tính số người nói là 26 triệu,[4] trong khi CIA World Factbook ước tính 25 triệu. Những nguồn khác ước tính số người nói tiếng Uzbek là 21 triệu ở Uzbekistan,[5] 3,4 triệu ở Afghanistan,[6] 900.000 ở Tajikistan,[7] 800.000 ở Kyrgyzstan,[8] 500.000 ở Kazakhstan,[9] 300.000 ở Turkmenistan,[10] và 300.000 ở Nga.[11]

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Uzbek có nhiều phương ngữ, biến thiên theo từng vùng.

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Uzbek có tám âm vị nguyên âm, tuy chúng chỉ được thể hiện bằng sáu kí tự khi viết. Cả /i//ɨ/ được viết là "i", còn /æ//a/ đều được viết là "a":[12]

Trước
Giữa Sau
Đóng i ɨ u
Nửa đóng e o~ɵ
Mở æ a ɒ~ɔ
Môi Răng Chân răng Vòm Ngạc mềm Lưỡi gà Thanh hầu
Mũi m n ŋ
Tắc/Tắc xát vô thanh p (ts) k q (ʔ)
hữu thanh b ɡ
Xát vô thanh f s ʃ χ h
hữu thanh v z (ʒ) ʁ
Tiếp cận l j
R r

Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Tiếng Uzbek dùng mẫu tự Latin Tiếng Uzbek dùng mẫu tự Cyrill Tiếng Việt
Barcha odamlar erkin, qadr-qimmat va huquqlarda teng bo'lib tug'iladilar. Ular aql va vijdon sohibidirlar va bir-birlari ila birodarlarcha muomala qilishlari zarur. Барча одамлар эркин, қадр-қиммат ва ҳуқуқларда тенг бўлиб туғиладилар. Улар ақл ва виждон соҳибидирлар ва бир-бирлари ила биродарларча муомала қилишлари зарур. Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Tiếng Uzbek Tiếng Việt Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Uning akasi bu yil universitetni bitirdi. Năm nay anh trai cậu ấy tốt nghiệp đại học. Onun ağabeyi bu yıl üniversiteyi bitirdi.
Uning yuzi qizardi. Cậu ta đỏ mặt. Onun yüzü kızardı.
Men har haftada ikki soat dars olaman. Mỗi tuần tôi học bài hai giờ. Ben her hafta iki saat ders alıyorum.
Bu mamlakatning aholisi baxtiyordir. Người dân nước này rất hạnh phúc. Bu memleketin ahalisi bahtiyardır.
Bu ishni men muddatidan oldin bajardim. Tôi xong việc trước thời gian quy định. Bu işi ben müddetinden önce başardım.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Uzbek tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Scott Newton (ngày 20 tháng 11 năm 2014). Law and the Making of the Soviet World: The Red Demiurge. Routledge. tr. 232–. ISBN 978-1-317-92978-9.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Uzbek”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ "Världens 100 största språk 2007" ("The World's 100 Largest Languages in 2007"), Nationalencyklopedin
  5. ^ “Uzbekistan”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ “Languages of Afghanistan”. Ethnologue. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ “Languages of Tajikistan”. Ethnologue. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ “Ethnic Makeup of the Population” (PDF). National Statistics Committee of the Kyrgyz Republic (bằng tiếng Nga). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ “National Census 2009” (PDF). Statistics Agency of Kazakhstan (bằng tiếng Nga). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2010.
  10. ^ “Languages of Turkmenistan”. Ethnologue. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  11. ^ “National Census 2010”. Federal State Statistics Service (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ Sjoberg, Andrée F. (1963). Uzbek Structural Grammar. Uralic and Altaic Series. 18. Bloomington: Indiana University. tr. 16–18.
  • Danh sách ngôn ngữ
  • Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
  • Lars Johanson (1998) The History of Turkic. In Lars Johanson & Éva Ágnes Csató (eds) The Turkic Languages. London, New York: Rouiden & London, 1934, các trang 175–6
  • Yuri Bregel "The Sarts in the Khanate of Khiva" Journal of Asian History Vol.12 (1978) các trang 146–9
  • András J. E. Bodrogligeti: Modern Literary Uzbek – A Manual for Intensive Elementary, Intermediate, and Advanced Courses (München, Lincom 2002), 2 vols.
  • William Fierman: Language planning and national development. The Uzbek experience (Berlin etc., de Gruyter 1991).
  • Khayrulla Ismatulla: Modern literary Uzbek (Bloomington, Indiana University Press 1995).
  • Karl A. Krippes: Uzbek–English dictionary (Kensington, Dunwoody 1996).
  • Andrée F. Sjoberg: Uzbek Structural Grammar (The Hague, 1963).
  • A. Shermatov "A New Stage in the Development of Uzbek Dialectology" Essays on Uzbek History, Culture and Language Ed. Bakhtiyar A. Nazarov & Denis Sinor (Bloomington, Indiana) 1993 các trang 101–9
  • Natalie Waterson (ed.): Uzbek–English dictionary (Oxford etc., Oxford University Press 1980).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan