Tự thiêu

Tự thiêu là hành động tự sát bằng lửa của cá nhân, sử dụng chất dễ cháy như xăng, dầu tẩm vào người và phóng hỏa. Trong khi về hình thức không khác các hành vi tự sát khác, người biến mình thành cây đuốc sống khi thực hiện hành vi tự thiêu thường nhằm mục đích phản đối một điều gì đó và không hiếm khi, tính mục đích mang màu sắc của chính trị (như phản đối một chính sách, một thể chế).

Trong lịch sử nhân loại từng có những vụ việc tự thiêu nổi tiếng. Như vụ Ryszard Siwiec, người đầu tiên tự sát bằng cách tự thiêu để phản đối vụ Khối Hiệp ước Warsaw tấn công Tiệp Khắc do Liên Xô lãnh đạo. Hòa thượng Thích Quảng Đức tại Sài Gòn năm 1963 nhằm tử vì đạo[1], phản đối các chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm. Norman Morrison tự thiêu ngày 2 tháng 11 năm 1965 bên bờ sông Potomac, gần Lầu Năm Góc, để phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Romas Kalanta, một học sinh trung học người Litva đã tự thiêu để phản đối việc biến Litva thành một nước Xã hội chủ nghĩa trực thuộc Liên Xô, Jan Palach, tự thiêu năm 1969 phản đối Liên Xô đã tràn sang xâm chiếm Tiệp Khắc. Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17 tháng 10 năm 2010 là khởi điểm của làn sóng cách mạng Mùa xuân Ả Rập[2].

Tự thiêu trong đạo Phật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tự thiêu là một hành động tương đối phổ biến trong đạo Phật. Tự thiêu thân bằng lửa là đặc thù trong Phật giáo. Tại Việt Nam, sau 8 vị Bồ Tát tự thiêu năm 1963, đến 1976 lại có 12 vị Bồ Tát Tăng Ni tự thiêu tại miền Tây Việt Nam, để bảo vệ Đạo pháp và dân tộc[3].

Theo Phật giáo, người tu hành sau khi tu đến 10 địa, thì hình hài thân xác hiện tại chỉ là hình hài giả tạm do các duyên giả hợp mà có, nên sẵn sàng thiêu thân để Cứu khổ chúng sanh. Đây cũng là cách:

  • Là cách cúng dường thân xác lên chư Phật, để mong đạt được mục đích lợi lạc cho bản thân và đạo pháp.
  • Làm đuốc soi tâm ác độc của các bạo quyền, được phát sinh lòng từ, mà ngưng tay đàn áp Tôn giáo, lương dân vô tội.
  • Là cách phản đối, lên án những hành động hiếp đáp dân lành của các bạo quyền.[cần dẫn nguồn]

Theo kinh Phật, tại Ấn Độ, có vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến ưa tu tập khổ hạnh, đã mặc quần áo Phật giáo, tự quấn vào thân, rưới các thứ dầu thơm, rồi tự đốt thân mình, để cúng dường lên Đức Phật Nhật Nguyệt Minh Đức.[cần dẫn nguồn]

Trước khi Đức Phật ra đời, đã có vô số Bồ Tát tu pháp khổ hạnh qua pháp tự thiêu thân, để cúng dường chư Phật, để mong cầu giác ngộ thành Phật. Khi Đức Phật ra đời, cũng có Bồ Tát Tự thiêu. Sau khi Đức Phật nhập cõi Niết bàn (chết), cho đến nay, đã có nhiều vị Bồ Tát xuất gia, tại gia tự thiêu thân, để cầu đạo giác ngộ hay cứu khổ độ sanh.[cần dẫn nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhị Tường (2005), Tiểu sử Bổ Tát Thích Quảng Đức, Fawker: Quang Duc Monastery (published 2005-05-01). Truy cập 20 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ "Sakharov Prize for Freedom of Thought 2011". European Parliament. Truy cập 27 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “50 Năm Nhìn Lại Phật giáo Tranh Đấu 1963”. THƯ VIỆN HOA SEN. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2013. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Top 17 khách sạn Quy Nhơn tốt nhất
Lựa chọn được khách sạn ưng ý, vừa túi tiền và thuận tiện di chuyển sẽ giúp chuyến du lịch khám phá thành phố biển Quy Nhơn của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn