Tang Hoằng Dương

Tang Hoằng Dương
桑弘羊
Ngự sử đại phu
Nhiệm kỳ
87 TCN - 80 TCN
(7 năm)
Tiền nhiệmThương Khâu Thành
Kế nhiệmVương Hân
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
Tiền Nguyên 5 (152 TCN)
Nơi sinh
Lạc Dương
MấtNguyên Phượng 1 (80 TCN)
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTây Hán

Tang Hoằng Dương (tiếng Trung: 桑弘羊; 152—80 TCN) là một nhà chính trị Trung Quốc. Ông là một vị quan nổi tiếng của nhà Hán, phục vụ thời Hán Vũ ĐếHán Chiêu Đế. Ông nổi tiếng với những chính sách kinh tế của mình trong thời cai trị của Hán Vũ Đế, trong đó nổi tiếng nhất là các chính sách độc quyền nhà nước về sắtmuối - hệ thống được các triều đại khác mô phỏng trong suốt lịch sử Trung Quốc. Do xung đột chính trị, ông bị Hoắc Quang xử tử vào năm 80 TCN.

Tang là một trong những người tham gia cuộc tranh luận về muối và sắt diễn ra năm 81 TCN, sử Trung Quốc gọi là diêm thiết luận.

Tuổi trẻ và đường làm quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tang Hoằng Dương sinh ra trong một gia đình thương nhân ở Lạc Dương, một trong các trung tâm thương mại lớn thời Hán. Lúc còn trẻ, ông được biết đến với khả năng tính toán. Khi Vũ Đế lên ngôi vào năm 141 TCN, Tang đã được vị hoàng đế này để ý và khi mới 13 tuổi đã được triệu ra giữ chức quan thị trung (侍中; nghĩa đen: "người phục vụ).[1] Đây chính là một cách mà vị hoàng đế này thu phục và giữ chân những người tài giỏi trong cung điện. Tang làm thị trung trong 26 năm.

Thăng tiến thành người quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ năng về chính sách kinh tế của Tang chỉ phát huy tác dụng vào giữa thời trị vì của Vũ Đế. Khi đó, các chiến dịch liên tục chống lại Hung Nô đã làm cạn kiệt tài vật do các vị hoàng đế tiền nhiệm của Vũ Đế tích lũy và nhà Hán lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính. Năm Nguyên Thú thứ 3 (120 TCN), đại tư nông Trịnh Đương Thì (鄭當時, ?—?), người đầu tiên đề xuất ý tưởng về độc quyền nhà nước về sắt và muối, đã tiến cử hai thương nhân giàu có đầy thế lực về muối và sắt là Đông Quách Hàm Dương (東郭鹹陽) và Khổng Cận (孔僅) đảm nhậm chức đại nông thừa, chuyên quản lý hai ngành công nghiệp này ở quy mô quốc gia.[2] Khi đó, Tang Hoằng Dương được giao nhiệm vụ hỗ trợ hai thương nhân này trong việc lập kế hoạch thiết lập hệ thống đại lý độc quyền nhà nước về mua bán muối và sắt. Với sự thành công của hệ thống độc quyền trong việc cải thiện tình hình tài chính của đế quốc, năm Nguyên Đỉnh thứ 2 (115 TCN) Tang được phong chức đại tư nông trung thừa. Năm Nguyên Phong thứ 1 (110 TCN) đảm nhậm chức trị túc đô úy, dần dà do có công phong làm đại nông lệnh rồi ban tước tả thứ trưởng.[3]

Ngự sử đại phu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 87 TCN, Tang Hoằng Dương được gia phong làm ngự sử đại phu (tương đương phó thừa tướng), một trong ba chức vụ cao cấp nhất trong triều đình, được vinh danh là Tam công.[4] Sau khi Hán Vũ Đế qua đời và vị thái tử nhỏ tuổi là Lưu Phất Lăng nối ngôi (Hán Chiêu Đế) trong năm đó, Tang trở thành một trong những nhà chính trị quan trọng trong suốt thời kì tam hùng được Hoắc Quang, Kim Mật ĐêThượng Quan Kiệt thiết lập. Tuy nhiên, Tang bị quan nhiếp chính là đại tướng quân Hoắc Quang xử tử cuối năm 80 TCN vì tội danh phản quốc do cáo buộc tham gia vào âm mưu đảo chính của Yên Lạt vương Lưu Đán, nhằm mục đích giành ngai vàng của nhà Hán và ám sát Hoắc Quang.[5][6] Do đó, tiểu sử của Tang không được đưa vào Hán thư.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký. Quyển 30. Bình chuẩn thư. Trích dẫn: 弘羊,雒陽賈人子,以心計,年十三侍中 (Hoằng Dương, Lạc Dương cổ nhân tử, dĩ tâm kế, niên thập tam thị trung. Dịch nghĩa: Hoằng Dương, con một thương nhân ở Lạc Dương, có khả năng tính toán, năm 13 tuổi làm thị trung.)
  2. ^ Sử ký. Quyển 30. Bình chuẩn thư. Trích dẫn: 於是以東郭咸陽、孔僅為大農丞,領鹽鐵事;桑弘羊以計算用事,侍中 (Ư thị dĩ Đông Quách Hàm Dương, Khổng Cận vi đại nông thừa, lãnh diêm thiết sự; Tang Hoằng Dương dĩ kế toán dụng sự, thị trung).
  3. ^ Hán thư. Quyển 24 hạ. Thực hóa chí hạ. Trích dẫn: 而桑弘羊為治粟都尉,領大農 ….. 於是弘羊賜爵左庶長 (nhi Tang Hoằng Dương vi trị túc đô úy, lĩnh đại nông …. ư thị Hoằng Dương tứ tước tả thứ trưởng).
  4. ^ Hán thư. Quyển 24 hạ. Thực hóa chí hạ. Trích dẫn: 久之,武帝疾病,拜弘羊為御史大夫. (Cửu chi, Vũ Đế tật bệnh, bái Hoằng Dương vi ngự sử đại phu).
  5. ^ Loewe (1986), 180–181.
  6. ^ Hán thư. Quyển 24 hạ. Thực hóa chí hạ. Trích dẫn: 弘羊自以為國興大利,伐其功,欲為子弟得官,怨望大將軍霍光,遂與上官桀等謀反,誅滅。(Hoằng Dương tự dĩ vi quốc hưng đại lợi, phạt kì công, dục vi tử đệ đắc quan, oán vọng đại tướng quân Hoắc Quang, toại dữ Thượng Quan Kiệt đẳng mưu phản, tru diệt).
  • Loewe, Michael. (1986). "The Former Han Dynasty," in The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 B.C. – A.D. 220, 103–222. Edited by Denis Twitchett and Michael Loewe. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24327-0.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
Bức màn được hé lộ, năm thứ hai của series cực kỳ nổi tiếng này đã xuất hiện
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới