Tháp Thượng Hải

Tháp Thượng Hải
上海中心大厦
Shànghǎi Zhōngxīn Dàshà
Tháp Thượng Hải vào năm 2015
Map
Thông tin chung
Tình trạngĐã hoàn thành
Địa điểmLục Gia Chủy, Phố Đông, Thượng Hải
Tọa độ31°14′08″B 121°30′04″Đ / 31,2355°B 121,501°Đ / 31.2355; 121.501
Xây dựng
Khởi công29 tháng 11 năm 2008
Nhà thầu chínhShanghai Construction
Chi phí xây dựng2,2 tỷ đô la Mỹ
Số tầng128
(số tầng hầm: 5).[1]
Thiết kế
Kiến trúc sưGensler
Kỹ sưThornton Tomasetti
Thông tin khác
Chú thích[2][3][4]

Tháp Thượng Hải (Giản thể: 上海中心大厦, Bính âm: Shànghǎi Zhōngxīn Dàshà) là một tòa nhà chọc trời tọa lạc tại Lục Gia Chủy, Phố Đông, Thượng Hải.[5] Tòa tháp cao 632,3 mét (2.074 ft) tương đương 128 tầng. Tháp Thượng Hải hiện là công trình cao thứ ba thế giới sau khi tòa nhà Merdeka 118 được khánh thành năm 2022, chỉ sau tháp Merdeka 118 tháp Burj Khalifa và đồng thời cũng là tòa nhà cao nhất Trung Quốc.

Việc xây dựng tòa tháp được bắt đầu từ tháng 11 năm 2008 và hoàn thành vào mùa hè năm 2015.[5][6][7] Mặc dù tòa nhà ban đầu dự kiến sẽ mở cửa vào tháng 11 năm 2014 nhưng thực tế ngày mở cửa bị lùi lại khá lâu so với dự định. Đài quan sát của tòa tháp thử nghiệm mở cửa cho khách tham quan từ tháng 7 năm 2016.[8][9] Bắt đầu từ ngày 26 tháng 4 năm 2017, đài quan sát ở tầng thứ 118 của tòa tháp đã được mở cửa.[10] Kể từ khi mở cửa, tòa tháp gặp phải nhiều vấn đề về công tác bảo trì cũng như việc có ít người thuê và sử dụng.

Kế hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản quy hoạch cho khu tài chính Lujiazui có từ năm 1993, là kế hoạch xây dựng cụm 3 tòa nhà chọc trời.[11] Tòa nhà đầu tiên trong số này được xây dựng là Tháp Kim Mậu, được hoàn thành vào năm 1999. Tiếp nối là Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải, mở cửa vào năm 2008.[12]

Tháp Thượng Hải thuộc sở hữu của Yeti Construction and Development. Kinh phí xây dựng được lấy từ các cổ đông, các khoản vay ngân hàngchính quyền thành phố Thượng Hải. Tòa tháp này có tổng chi phí xây dựng ước tính là 2,4 tỷ đô la Mỹ.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp Thượng Hải được thiết kế bởi công ty kiến trúc Gensler của Mỹ, với trướng nhóm thiết kế là kiến trúc sư người Thượng Hải tên là Jun Xia.

Tòa tháp có hình dạng của 9 tòa nhà hình trụ xếp chồng lên nhau với 128 tầng. Tất cả được bao bọc bằng kính.

Sau xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa tháp đã phải đối mặt với tình trạng không thu hút người thuê do không có đủ các giấy phép cần thiết từ sở cứu hỏa địa phương, do đó không thể xin được giấy phép lưu trú chính thức (sau đó đã được cấp vào cuối tháng 6 năm 2017).[13] Theo một báo cáo vào tháng 6 năm 2017, khoảng 60% diện tích văn phòng đã được cho thuê, nhưng mới chỉ 33% trong số đó đã chuyển đến đây để sử dụng khiến toàn bộ các tầng của tòa tháp bị trống. Những người thuê văn phòng tại tòa tháp này có thể kế đến như Alibaba. Đến năm 2019, tòa tháp có 55 tầng còn trống.[14]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ thống giảm chấn của Tháp Thượng Hải
Tháp Thượng Hải vào năm 2013, khi còn đang trong quá trình xây dựng

Sau đây là bảng thống kê mục đích sử dụng mỗi tầng của tháp Thượng Hải.

Tầng Mục đích sử dụng
128 Tầng kỹ thuật 9.
125–127 Phòng hòa nhạc.[15] Phòng triển lãm.

Hệ thống giảm chấn khối lượng.[16]

122–124 Tầng kỹ thuật 8.
121 Đài quan sát
120 Nhà hàng
118–119 Đài quan sát
116–117 Tầng kỹ thuật 7
111–115 Cửa hàng
110 Trung tâm thương mại VIP
105–109 J Hotel Presidential Suite, Super Deluxe Room
104 Nhà hàng, Spicy Hall, Phòng VIP
103 Nhà hàng theo chủ đề, Hầm rượu sang trọng, Phòng tiệc
102 Quán cà phê
101 J Hotel Skylobby / Lounge, Sky Bar
99–100 Tầng kỹ thuật 6
86 J Standard Hotel Rooms, Deluxe Rooms
85 Spa, Trung tâm thể thao
84 Hồ bơi, Sky Lounge, Bar, Sky Gardens
82–83 Tầng kỹ thuật 5
70–81 Khu công sở 5
68–69 Sảnh trời
66–67 Tầng kỹ thuật 4
54–65 Khu công sở 4
52–53 Sảnh trời
50–51 Phòng máy 3
39–49 Khu công sở 3
37–38 Sảnh trời
35–36 Tầng kỹ thuật 2
24–34 Khu công sở 2
22–23 Sảnh trời
20–21 Tầng kỹ thuật 1
8–19 Khu công sở 1
6–7 Tầng kỹ thuật
5 Trung tâm Hội nghị
3–4 Khu mua sắm và nhà hàng
2 Shanghai Center Grand Ballroom, Boutique Office Lobby,

Khu mua sắm và nhà hàng

1 Các văn phòng, Các phòng khách sạn, Khu mua sắm và nhà hàng
Hầm 1 Lối vào tham quan, Khu mua sắm và nhà hàng
Hầm 2 Lối vào ga tàu điện ngầm, Khu mua sắm và nhà hàng
Hầm 3–5 Đỗ xe, khu vực bốc hàng, dịch vụ vận chuyển nhanh, tầng kỹ thuật

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “Shanghai Tower – The Skyscraper Center”. Council on Tall Buildings and Urban Habitat. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Shanghai defies slump with tallest building plan”. Reuters. ngày 27 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ “Shanghai Tower News Release” (PDF). Gensler. ngày 28 tháng 11 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ a b "Shanghai Tower Breaks Ground" Lưu trữ 2008-12-03 tại Wayback Machine. Luxist.com. ngày 29 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ “Shanghai Tower nears completion”. Los Angeles Times. ngày 12 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “Tall towers: Signs in the sky”. The Economist. ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ Roxburgh, Helen. Inside Shanghai Tower, The Guardian, ngày 23 tháng 8 năm 2016
  9. ^ Shanghai Tower Travel China Guide (January 2017)
  10. ^ Shanghai Tower offers airy city views, The Jakarta Post, ngày 28 tháng 4 năm 2017
  11. ^ 上海浦东拟建世界第一高楼 外形酷似方尖碑 (bằng tiếng Trung). People.com.cn. ngày 26 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  12. ^ "China's tallest tower opens". BBC. ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013.
  13. ^ Dominique Fong (ngày 3 tháng 1 năm 2017). “Shanghai Tower Fails to Meet High Leasing Hopes”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020. The tower’s slow leasing has been partly because the Shanghai government is still addressing fire safety concerns and hasn’t yet granted occupancy permits for the entire building.
  14. ^ China's tallest skyscraper is facing rental woes, reflecting wider issues in the market. CNBC.
  15. ^ “Spaces Credits”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ “Shanghai Tower, China's tallest skyscraper, soars into the record books”. South China Morning Post.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan