Thảm sát Bình An

Thảm sát Bình An
Địa điểmxã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam Cộng hòa
Thời điểm12 tháng 2 năm 1966 (1966-02-12) - 17 tháng 3 năm 1966 (1966-03-17)
Mục tiêungười dân xã Bình An (nay là Tây Vinh)
Loại hìnhthảm sát
Tử vong1.004[1]
Thủ phạmSư đoàn thủ đô, quân đội Hàn Quốc

Thảm sát Bình An hay còn gọi là thảm sát Tây Vinh (tiếng Triều Tiên: 타이빈 양민 학살 사건) là một loạt các cuộc thảm sát do sư đoàn bộ binh thiết giáp thủ đô (hangul: 수도기계화보병사단; hanja:首都機械化步兵師團) của quân đội Hàn Quốc thực hiện đối với dân thường Việt Nam tại xã Bình An, nay là 3 xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.[1][2] Trong suốt cuộc hành quân, lính Nam Hàn đã đột kích 15 thôn của xã Bình An (cũ). Điển hình tại một thôn, họ đã lùng sục và bắn chết 68 người, chỉ có 3 thường dân sống sót.[3]

Bối cảnh sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ giữa năm 1965, trong chiến lược chiến tranh cục bộ, quân đội viễn chinh Mỹ và quân chư hầu cùng với một khối lượng lớn vũ khí, khí tài chiến tranh được ồ ạt đưa vào miền Nam. Tại chiến trường Bình Định, nhiều đơn vị quân sự thiện chiến như Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Mỹ, Sư đoàn Mãnh Hổ, Lữ đoàn Bạch Mã của Nam Hàn... đã xung trận.[4] Lực lượng này đã thực hiện hàng loạt vụ càn quét, thảm sát.

Những vụ thảm sát liên tiếp diễn ra ở huyện Tuy Phước như Tân Giảng (xã Phước Hòa), Nho Lâm (xã Phước Hưng) và nhiều nơi khác. Nhưng điển hình nhất cho những tội ác man rợ đó là vụ thảm sát do lính Nam Hàn gây ra ở Bình An (xã Tây Vinh) vào tháng 2 năm 1966. Từ ngày 23/01 đến 26/2/1966, khoảng 1.200 người dân thường của xã Bình An (cũ) bị lính đánh thuê Nam Triều Tiên giết. Chỉ trong một giờ ngày 26/2, có 380 dân thường ở thôn Gò Dài đã bị giết, tất cả nạn nhân được chôn chung cùng một hố.[4][5]

Tưởng niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Do nhiều gia đình, người làng bị thảm sát cùng thời gian, những người còn sống lấy 26/2 làm ngày giỗ chung của cả làng.[5] Thôn Gò Dài là nơi có hố chôn tập thể lớn nhất đã trở thành Khu chứng tích Gò Dài - nơi tưởng niệm những người đã chết trong vụ thảm sát.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Words of Condemnation and Drinks of Reconciliation Massacre in Vin Dinh Province All 380 People Turned into Dead Bodies Within an Hour”. Hankyoreh. ngày 2 tháng 9 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Lunar calendar:between January 23 and February 26 of 1966
  3. ^ “제8장 조선 전쟁과 베트남 전쟁”. Dong-a Ilbo. ngày 4 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ a b “Vụ thảm sát Bình An”. Báo Bình Định. ngày 26 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ a b “Người Hàn Quốc thắp hương tạ lỗi trong kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát Gò Dài”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. ngày 27 tháng 2 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi