Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị

Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị
Địa điểmLàng Phong Nhị, Quảng Nam,  Việt Nam Cộng hòa
Thời điểm12 tháng 2 năm 1968
Loại hìnhThảm sát, tội ác chiến tranh
Tử vong280 (có thể nhiều hơn)
Thủ phạmQuân đội Hàn Quốc

Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị là một tội ác chiến tranh của Quân đội Hàn Quốc gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại khu vực làng Phong Nhất và Phong Nhị, nay thuộc phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữtrẻ em.[1][2]

Nhìn nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 9 năm 2016, tại Art Link gallery (quận Jongno, Seoul, Hàn Quốc), nhà báo Koh Kyeong Tae khai mạc triển lãm ảnh có tên gọi Chuyện một làng quê Phong Nhất - Phong Nhị về nạn nhân thường dân bị quân đội Hàn Quốc thảm sát trong chiến tranh Việt Nam.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại làng Phong Nhất - Phong Nhị (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), sau khi binh lính Hàn Quốc kết thúc một trận càn, hạ sĩ J. Vaughn thuộc đơn vị thủy bộ số 3 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cùng những đồng đội khác tiến vào tiếp quản khu vực. Tại đây, hạ sĩ J. Vaughn và đồng đội phát hiện nhiều thường dân bị sát hại (thống kê là 74 dân thường thiệt mạng và 17 dân thường bị thương), trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Hạ sĩ J. Vaughn dùng chiếc máy ảnh chụp lại những thi thể, ghi lại những dòng ghi chú sơ sài dưới những bức ảnh rồi gửi cho cấp trên. Những báo cáo của lính Mỹ về thảm sát thường dân của quân đội Hàn Quốc được quân đội Mỹ đóng dấu tuyệt mật và được lưu trữ trong khu lưu trữ văn thư quốc gia Hoa Kỳ. Năm 2000, theo luật giải mật của Hoa Kỳ, những tài liệu mật trên được cho phép công bố. Nhà báo Koh Kyeong Tae có cơ hội tiếp cận 20 bức ảnh của hạ sĩ J. Vaughn cùng hơn 500 trang tư liệu của quân đội Mỹ báo cáo về những hành vi của lính thủy quân lục chiến Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. [3]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ THE AUSTRALIAN ARMY AND THE VIETNAM WAR 1962-1972 THE MAKING OF TIGERS:SOUTH KOREA'S EXPERIENCE IN THE VIETNAM WAR
  2. ^ 커버스토리: 한겨레21 15/11/2000
  3. ^ Quang Thi (ngày 6 tháng 9 năm 2016). “Nhà báo Hàn Quốc triển lãm ảnh nạn nhân chiến tranh Việt Nam”. Tuổi Trẻ (báo).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
Bối cảnh diễn ra vào năm 1984 thời điểm bùng nổ của truyền thông, của những bản nhạc disco bắt tai và môn thể dục nhịp điệu cùng phòng gym luôn đầy ắp những nam thanh nữ tú
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó