Văn phong bài này mang tính ca ngợi, thiếu trung lập, ví dụ: " lĩnh hội trọn vẹn dòng cam lồ giáo pháp tinh túy thâm sâu", "tấm gương ngời sáng", "điềm lành vi diệu", "cao quý tuyệt đối"... cần biên tập lại. Arc Warden (thảo luận) 00:06, ngày 6 tháng 10 năm 2014 (UTC)
Ông này được mô tả như thánh sống có thật một cách khẳng-khẳng định. Sao người viết biết ông ấy đã "lĩnh hội trọn vẹn dòng cam lồ giáo pháp tinh túy thâm sâu" vv và vv ? Lấy gì kiểm chứng ổng đã "lĩnh hội trọn vẹn ..."? Tui nghĩ nên sửa lại là "đệ tử của ông tin rằng ông đã " lĩnh hội trọn vẹn dòng cam lồ giáo pháp tinh túy thâm sâu" !!!! - Công tử Làng Koài.
Duy nhất có một đức Phật Thích Ca Mâu Ni thôi, chứ mấy ông này làm sao là Phật được---Đào Thanh Oai (thảo luận) 14:34, ngày 16 tháng 10 năm 2015 (UTC)
“ | VỀ TÔN XƯNG “PHÁP VƯƠNG”
Báo Giác Ngộ phỏng vấn chư Tôn đức giáo phẩm cấp cao Trung Ương Giáo Hội: HT. Thích Thiện Tánh, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Như Niệm, HT. Danh Lung và Thượng Tọa Thích Nhật Từ (H. Diệu-Như Danh & Diệu Nghiêm thực hiện) Vừa qua, trong một bản tin liên quan tới việc Trung ương Giáo hội tiếp phái đoàn truyền thừa Drukpa, PV đã căn cứ quy cách giới thiệu trong văn bản mà Văn phòng II TƯGH chuyển đến tòa soạn - gọi ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 là Hòa thượng, một vài ý kiến phản hồi về tòa soạn cho rằng cách gọi đó là “thiếu lễ độ”, lẽ ra phải gọi là “Đức Pháp vương”, hay “Bậc Toàn tri Tôn quý”. Để rộng đường dư luận, Giác Ngộ online xin giới thiệu một số ý kiến của chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, chư Tăng và Phật tử về các danh xưng trên. HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN: "Không nên có sự tôn xưng thái quá". - Theo lẽ, danh xưng “Pháp vương” thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ. Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận. Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc. Thích Thiện Tâm HT. Thích Thiện Tâm HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Tăng sự T.Ư GHPGVN: "Người hiểu biết không ai tự xưng và nhận sự tôn xưng như vậy". - Trong kinh sám mà chúng ta trì tụng hàng ngày, tôn xưng Pháp vương, Bậc Toàn tri là những từ dùng để chỉ cho Đức Phật. Nếu với tư cách của một vị tu sĩ, một vị xuất gia, đệ tử Phật thì sẽ không dám dùng hoặc nhận sự tôn xưng là Pháp vương hay Bậc Toàn tri với bất kỳ cá nhân nào, trong bất cứ trường hợp nào. Người có hiểu biết thì không ai làm vậy. Với Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng là giáo phẩm cao nhất. Mình sử dụng cách tôn xưng đó đối với các vị Tăng là người nước ngoài đến thăm hay làm việc, cùng với vai trò của họ trong đoàn, đã là tôn quý rồi. Thiết nghĩ Giáo hội cũng cần có sự hướng dẫn đối với các cá nhân, tổ chức mời các đoàn Phật giáo nước ngoài đến Việt Nam cân nhắc trong việc sử dụng các danh xưng, làm sao để có được sự thống nhất, phù hợp với văn hóa của Phật giáo ở nước ta. Đừng để ai đó tùy tiện thổi phồng, đề cao một cách thái quá. (http://giacngo.vn/mobile/) Thích Như Niệm HT. Thích Như Niệm HT.Thích Như Niệm, UV Thường trực HĐTS, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM: - Thời gian qua, tôi cũng nghe ngài Gyalwang Drukpa (sinh năm 1963) đến Việt Nam được tung hô là “Pháp vương”, “Bậc Toàn tri Tôn quý”. Pháp vương hay Bậc Toàn tri tức là người thấy, nghe, biết siêu phàm, đấng giác ngộ, hiểu biết tất thảy các pháp, từ này cũng chỉ dành để tôn xưng Đức Phật - Bậc Đại Giác ngộ. Việc một người đang tu tập mà tự xưng hay tôn xưng là “Pháp vương”, “Bậc Toàn tri” dĩ nhiên là lạm xưng, không đúng. Ngài Gyalwang Drukpa và đoàn Drukpa đến Việt Nam được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý về tôn giáo của Nhà nước, Giáo hội không mời. Họ thực hiện nhiều pháp hội nghi lễ biệt truyền rầm rộ tại Việt Nam, cho in tờ rơi quảng cáo ở các chùa, ngay cả chùa của tôi (chùa Pháp Hoa, Q.Phú Nhuận - PV) họ cũng cho người vào phát tờ rơi! Giáo hội vừa qua cũng đã đón tiếp ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 và đoàn Drukpa tại Văn phòng II TƯGH, trong nghi thức xã giao, chư tôn đức gọi ngài Gyalwang Drukpa là “Hòa thượng”, như vậy là Giáo hội đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Theo tôi, sự có mặt của đoàn truyền thừa Drukpa tại Việt Nam dù Giáo hội không mời nhưng Giáo hội vẫn có trách nhiệm với Tăng Ni, Phật tử của mình. Công đức, tâm huyết, sự hy sinh vì đạo pháp của chư Tổ, Thầy, GHPGVN, Phật tử Việt Nam chân chính là vô giá.(http://giacngo.vn/mobile/)
- Sự kiện đoàn Drukpa đến Việt Nam thời gian vừa qua đã gây được sự quan tâm chú ý và thu hút đông đảo người tham gia đón rước. Ngoài lý do tín ngưỡng tôn giáo và sự thu hút công chúng qua lăng kính giới truyền thông, tôi xin mạn phép đề cập đến một số vấn đề liên quan đến sự kiện này từ góc nhìn của Phật giáo Nam truyền. Thứ nhất, về danh từ tôn xưng: Đoàn Drukpa đến Việt Nam có những danh từ tôn xưng như: “Pháp vương”, “Nhiếp chính vương”… Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền từ xưa đến nay không ai tự xưng là Pháp vương. Và, GHPGVN cũng không có danh xưng là Pháp vương. Danh xưng giáo phẩm cao nhất của GHPGVN chỉ có Pháp chủ (trong tiếng Khmer gọi là Dhammà dhipateyya, tức là người đứng đầu giáo luật, hay nói đúng hơn là vị đứng đầu của Giáo hội), còn người đứng đầu về mặt hành chính là Chủ tịch HĐTS GHPGVN. Trong lịch sử Phật giáo, từ Pháp vương chỉ dùng cho Đức Phật, Đức Phật mới xứng đáng với danh xưng đó. Đối với danh xưng “Đấng Toàn tri tôn kính”, Phật giáo Nam truyền quan niệm cũng chỉ có Đức Phật mới dùng danh xưng này, tức là Đức Phật Toàn tri, Toàn giác. Chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sammà Sambuddho) mới là Bậc Toàn giác, Toàn tri. Độc Giác Phật (Pacceka Buddho) cũng không được tôn xưng như vậy. Thứ hai, về cách thức làm từ thiện: Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, việc cúng dường thì phải chính người thí chủ đến cúng dường bằng sự hoan hỷ bởi thân khẩu ý thì sẽ được phước báu vô lượng, ngoại trừ người đó không có điều kiện đến được. Trở lại, việc đoàn Drukpa cúng dường 10 tỷ đồng để xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, nếu như lễ vật cúng dường bằng chính của vị đó thì sẽ phước báu vô cùng. Còn nếu như lễ vật cúng dường đó của người khác thì nên mời thí chủ ấy đích thân đến tác bạch cúng dường sẽ tăng thêm phần phước báu phát sanh đến thí chủ. drukpa viet (trong ảnh là đại diện BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh tặng quà lưu niệm cho ngài Gyalwang Drukpa Ảnh: Ban Thông tin - Truyền thông TƯGH Nhiều nơi do thiếu thông tin và hiểu biết đã có những ứng xử được cho là "quá lố" Thứ ba, nghi thức ngoại giao trong tôn giáo: trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế, việc Giáo hội đứng ra mời các đoàn Phật giáo quốc tế đến Việt Nam thì Giáo hội cần chủ động tổ chức trên tinh thần giao lưu, trao đổi, học hỏi, đó là việc làm rất tốt. Đối với các tỉnh, thành và cá nhân nếu đứng ra mời thì cần phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và Hiến chương Giáo hội. Khi đó, chúng ta cần tổ chức tiếp đón cho tương xứng để tạo hình ảnh của Phật giáo nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung đối với bạn bè quốc tế, và tình đoàn kết hữu nghị giữa đôi bên. Bên cạnh đó, khi tiếp các đoàn Phật giáo quốc tế, chúng ta cũng nên nghiên cứu từ ngữ, danh xưng trong Phật giáo cho phù hợp, tránh nhầm lẫn dẫn đến Phật tử hiểu sai. thich nhat tu TT. Thích Nhật Từ TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN, Phó ban Phật giáo Quốc tế T.Ư GHPGVN, nguyên Tổng Thư ký Đại lễ Vesak LHQ 2008: - Trong văn học Phật giáo Sanskrit, Pháp vương (Dharmarja) là đức hiệu cao quý nhằm tôn xưng Đức Phật như “đức vua của chân lý”. Khái niệm Pháp vương trong Phật giáo chỉ Đức Phật Thích Ca, bậc tuệ giác toàn mãn, ngay cả các bậc Bồ-tát đẳng giác trong truyền thống Đại thừa hay thánh A-la-hán trong truyền thống Nguyên thủy, cũng không thể sánh bằng. Về ngữ nghĩa, Drukpa có nghĩa là “con rồng”, hoặc “sấm sét”. Tại Bhutan, vua của nước này còn được gọi là “Vua Rồng sấm sét” (Druk Gyalpo). Khái niệm “Drukpa” theo ngữ cảnh nêu trên là từ được chỉ cho “thuộc về Bhutan” hoặc “thuộc về dân tộc Ngalop, một dân tộc thiểu số quan trọng tại Bhutan. Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, chi phái Drukpa (mà Gyalwang Drukpa là trưởng chi phái) là một phái nhánh của trường phái Kagyu (phái Mũ Đỏ) thuộc Phật giáo Tây Tạng. Phái Mũ Đỏ chỉ là một trong bốn trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Trưởng của môn phái này còn không lạm xưng mình là Pháp vương. Đức Dalai Lama, xem như là vua của xứ Tây Tạng, đứng đầu phái Mũ Vàng cũng chưa bao giờ gọi mình là Pháp vương. Khái niệm Phật sống (hoạt Phật) mà người Việt Nam thường dùng để chỉ cho Dalai Lama là do người Việt Nam tôn kính nhân cách đặc biệt của ngài. Bản thân ngài không hề gọi mình là Pháp vương và cũng không thừa nhận khi người khác gọi mình bằng danh xưng đó, ngài chỉ tự nhận mình là một tu sĩ bình thường. Thiển nghĩ, việc lạm xưng khái niệm “Đức Pháp vương” hoặc “Bậc Toàn tri Tôn quý” của một số Tăng Ni và Phật tử Việt Nam chẳng những thể hiện sự thiếu hiểu biết về Phật pháp, mà còn dẫn đến tình trạng “sùng bái thần tượng”, vốn rất xa lạ đối với lời dạy cao quý của Đức Phật. Cần nói thêm, dòng truyền thừa Gyalwang Drukpa chỉ là chi phái nhỏ trực thuộc trường phái Mũ Đỏ, một trong bốn trường phái Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng. Gyalwang Drukpa 12 đang làm đạo tại tiểu bang Ladakh, Ấn Độ, không phải là vua của Bhutan hay Sikkim, lại càng không phải là người đứng đầu cao nhất của phái Mũ Đỏ; là một nhân vật “tầm trung” trong các dòng truyền thừa của Kim Cương thừa tại Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ… Trong các tổ chức Phật giáo quốc tế tầm vóc như Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (Nhật Bản), Giáo hội Tăng-già Phật giáo Thế giới (Đài Loan), Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (Thái Lan), Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (Thái Lan), Diễn đàn Phật giáo Thế giới (Trung Quốc)… tôi chưa từng thấy Gyalwang Drukpa được mời tham dự như các vị Tăng thống, Chủ tịch các hiệp hội Phật giáo thế giới hay quốc gia. Về phương diện ngoại giao Phật giáo quốc tế đối với Giáo hội, việc chúng ta mặc nhiên để hiện tượng lạm xưng “Pháp vương” và “Đấng Toàn tri Tôn quý” với một cá nhân như trên, dễ dẫn đến tình trạng hiểu lầm không đáng có đối với bốn trường phái chính của Kim Cương thừa Tây Tạng, trong đó, chi phái Drukpa chỉ là một chi phái nhỏ thuộc phái Mũ Đỏ. Một thực tế không thể phủ định là sự lạm xưng “Pháp vương” và “Đấng Toàn tri Tôn quý” đối với Gyalwang Drukpa đã làm cho nhiều Phật tử đến với đạo Phật bằng con đường tín ngưỡng, cầu phước, dễ cuồng tín cá nhân. Ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm xưng này còn làm cho một số Phật tử Việt Nam xem thường các bậc cao tăng thạc đức của Phật giáo Việt Nam, dẫn đến tình trạng chỉ cầu phước báu, thay vì phải học Phật, tu Phật nghiêm túc để sống cuộc đời tỉnh thức. (http://giacngo.vn/mobile/)[1][2] |
” |
--Eightcirclestheorem 02:32, ngày 26 tháng 10 năm 2015 (UTC)