Chính trị của người Pháp gốc Việt được chia thành hai phái rõ rệt: nhóm thân Hà Nội và nhóm chống cộng. Tôi đang đọc quyển Behind the Bamboo Hedge của Gisèle Bousquet, miêu tả các hoạt động chính trị của người Việt tại Paris vào thời điểm cuối thập niên 1980. Theo Bousquet thì nhóm thân Hà Nội có tổ chức hơn còn nhóm chống cộng thì có rất nhiều chia rẽ. Tôi sẽ cập nhật bài này sau khi tôi đọc xong cuốn này và một số tài liệu khác. NHD (thảo luận) 06:59, ngày 4 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Rất mong đóng góp của bạn trong bài này. Duyệt-phố (thảo luận) 00:40, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Duyệt-phố cứ thêm tên Bùi Tín vào danh sách, tôi không hiểu ông này ở Pháp thì nổi danh ở điểm nào? GV (thảo luận) 09:44, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Đó cũng là ý-kiến của bạn. Tôi thấy ở hải-ngoại nhiều thông-tấn-xã quốc-tế vẫn hay ghi nhận lời bình-luận của Bùi Tín về biến-chuyển chính-trị trong nước đó thôi: (BBC 01.2009), (Radio France Internationale 02.2009), RFA, VOA. Duyệt-phố (thảo luận) 15:41, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- BBC tiếng Việt, RFI tiếng Việt, cho người Việt đọc mà thôi. Lập luận như Duyệt-phố thì hẳn Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Trung cũng là người nổi tiếng ở Anh, ở Pháp (điều không phải sự thật). Tôi thường xuyên đọc báo chí bên Pháp và chưa bao giờ thấy Bùi Tín được nhắc tên.GV (thảo luận) 15:47, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- GV nói đúng. Tất-nhiên vi.wiki là cho độc-giả người Việt. Phải chăng nhiều đề-tài khác cũng vì người Việt mình quan-tâm đến nơi mới có bài đấy thôi. Ta không nên cho là chỉ những gì chính mắt thấy, tai nghe là tiêu chuẩn vậy. Nếu lời bình-luận của BT không có giá-trị gì thì hà-tất những thông-tấn-xã kia phải tham-khảo? Duyệt-phố (thảo luận) 16:03, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Phần đó hiện có tên là "Nhân vật". Như vậy cho Bùi Tín vào cũng tốt mà, nhưng viết sao cho khéo chút, tránh hiểu nhầm là tất cả họ đều nổi danh ở Pháp. Tôi nghĩ thế.--123.17.201.111 (thảo luận) 16:29, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Hình như danh sách này là những người Việt tại Pháp nổi tiếng trong cộng động và ở Việt Nam. Cái cô Trần Nữ Yên Khê toàn đóng phim hộ chồng, ở Pháp liệu ai biến đến không. Premier ministre grade chevalier có phải Bắc đẩu bội tinh không, theo bài đó thì có lẽ không phải. Trong số Việt kiều Pháp tôi hay nghe đến ông Trần Thanh Vân, nhiều người nói ông này ở Pháp cũng có tiếng tăm.--123.17.201.111 (thảo luận) 09:54, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài Người Việt ở Paris có nói đến Barbara Bùi, Jean Dinh Van, không rõ nổi tiếng lắm không. Chẳng thấy mấy wiki lớn viết về họ.--123.17.201.111 (thảo luận) 09:59, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Bà Trần Thị Nam đúng là được Bắc đẩu bội tinh nhưng ở hạng thấp nhất. Cô Khê hay đóng vai chính cho phim của Trần Anh Hùng, mà Anh Hùng là đạo diễn trẻ có tên tuổi ở Pháp, vậy có lý gì mà cô không nổi tiếng? Có một số người mang họ Việt rất nổi tiếng nhưng tôi không rõ có phải người Việt không như Christian Ngô. GV (thảo luận) 10:00, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trần Anh Hùng gần 50 rồi đấy, sao bao năm vẫn cứ được gọi là đạo diễn trẻ nhỉ.--123.17.201.111 (thảo luận) 10:08, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Phần di tích còn có Làng Mai, Trúc Lâm Thiền Viện.--203.160.1.56 (thảo luận) 22:00, ngày 22 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Hai nơi này còn hoạt động mà, đâu phải là di tích? NHD (thảo luận) 20:56, ngày 23 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài này treo ảnh Phan Thanh Giản làm tôi cứ tưởng Phan Thanh Giản sang định cư ở Pháp. Hóa ra chỉ sang công tác.--Đa Tình Đa Cảm (thảo luận) 16:15, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Còn Hoàng tử Cảnh hóa ra chỉ sang chơi.--Đa Tình Đa Cảm (thảo luận) 16:17, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Nếu bài dài dài dùng nhiều hình ảnh thì cũng không sao. Nhưng mà đây cả bài chỉ có hai hình, đúng là hơi bất hợp lý.--123.17.201.111 (thảo luận) 16:25, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo tài liệu này thì có đến 624.000 người gốc Việt tại Pháp. 207.233.70.52 (thảo luận) 20:11, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Tài liệu này do một tổ chức truyền giáo và thể hiện quan điểm của tổ chức đó. Không rõ họ lấy thông tin từ đâu; bên tiếng Anh từ lâu đã không dùng nguồn này vì có độ tin cậy thấp. NHD (thảo luận) 21:26, ngày 11 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các đoạn nói về các hoạt động của UGVF dùng nhiều từ ngữ thiếu trung lập: "đùm bọc", "bà con", v.v. viết như giọng điệu của chính UGVF viết. NHD (thảo luận) 18:29, ngày 14 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời