Nhà nước Đêga chưa từng tồn tại. Phải gọi là phong trào Đêga
Một bài viết về đề tài chính trị nhạy cảm, mà phán suông, không có một dẫn chứng nào, ví dụ "Ksor Kok đứng đằng sau...", hay "được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm", rồi "do sức ép của quốc tế...". Tôi để bảng chưa trung lập cho bài này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:10, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
- Tôi đồng ý và để thêm cả bảng yêu cầu nêu tài liệu tham khảo.--Bình Giang 08:21, ngày 5 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Người thượng dự định hình thành Nhà nước Đề Ga độc lập tách ra khỏi nước Việt Nam, tôi không tán thành. NapoleonQuang (thảo luận) 06:33, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Ý kiến này không gì liên quan đến việc cải tiến nội dung bài viết. Wikipedia không phải là một diễn đàn. NHD (thảo luận) 03:05, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Người ta đã từng tranh cãi về Cộng hòa miền Nam Việt Nam và bây giờ thì đến "Nhà nước Đề Ga". Tôi thấy một trong những tiêu chuẩn của Wiki về sử là viết về cái đang tồn tại hoặc đã tồn tại. "Nhà nước Đề Ga" vẫn còn ở trên giấy, nó đã tồn tại đâu. Vì vậy, viết về nó là vô nghĩa. Trần Vĩnh Tân treo bảng chưa trung lập là đúng. Tôi đề nghị Trần Vĩnh Tân nên treo thêm bảng tranh cãi vì bài này viết về một nhà nước chưa hề tồn tại. Sam-2MT 10:27, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Còn nữa. Những tài liệu tham khảo mà Bình Giang có những khiếm khuyết:
- Đó chỉ là báo, mà lại là báo của một phía, không đủ khách quan.
- Trong tất cả các bài của báo này từ tháng 1 năm 2001 đến nay chưa hề có đoạn nào khẳng định "Nhà nước Đề Ga" từng tồn tại.
Những tài liệu trong bảng tham khảo của Bình Giang không phải là nguồn tin cậy. Hơn nữa, đây lại là việc đang xảy ra, mà Wiki thì không thể có chỗ cho bên này hoặc bên kia đăng đàn diễn thuyết. Tôi đề nghị: trước mắt, không thêm bớt gì vào bài này cả. Sam-2MT 10:34, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo một quyển sách mà tôi đã từng đọc qua (lâu rồi không thể nhớ tựa đề và tác giả), Nhà nước Đề Ga là một phong trào khởi phát từ thời Pháp thuộc liên quan đến các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, và là nguồn gốc sinh ra nhóm FULRO. Như thế đây không phải bài viết về một nhà nước (chưa từng hiện hữu) mà là về một phong trào đã có lâu đời, trải qua nhiều biến tướng rồi được cho hồi sinh vì những mục tiêu mới. Do đó, bài này cần được treo thêm biển sơ khai để chờ tìm thêm nguồn tài liệu nói rõ giai đoạn trước đây. Dieu2005 (thảo luận) 13:51, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
- Từng tiếp xúc 1 thời gian với đồng bào trên đó và tôi được biết nhà nước Đề Ga là tên gọi mới đây nhưng tiền thân của nó có tồn tại trước thời Vua Gia Long đến Vua Minh Mạng mở rộng ra tới thống nhất Tây Nguyên bây giờ. Nhưng chỉ từ qua lời kể người người dân tộc thiểu số không có dẫn chứng rỏ ràng. – Vak1590 (thảo luận) 01:20, ngày 16 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tên bài được đổi theo thảo luận tại Tên gọi Đêga.--Nacdanh (thảo luận) 20:09, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Không gọi là nhà nước vì chưa từng tồn tại, không có chủ quyền thật sự, không ly khai biên giới và không được quốc tế công nhận. – 3bytes24bits (thảo luận) 13:12, ngày 12 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
- đánh giá cao bình luận này – 2402:9D80:437:E217:D86C:44C6:97F7:E93D (thảo luận) 13:14, ngày 12 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
- Bạn có thể xem trang Thảo luận:Biểu tình Tây Nguyên 2004#Tên_gọi_Đêga để biết thêm chi tiết. – Do Tri ✓ 💬 13:16, ngày 12 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
- Đại sứ quán Việt Nam gọi là "Nhà nước Đêga tự trị". Nguồn + nếu đổi thật thì có khi phải đổi nốt bài Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời– Teyvatism (thảo luận) 13:16, ngày 12 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
- Bạn có thể đọc thêm về sarcastic quotation marks aka scare quotesnhé. Gọi là như vậy nhưng vẫn để trong ngoặc kép là có lí do cả đó. – Nqd1445 (thảo luận) 20:27, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
- Vậy thì cứ vào bài mà sửa "Đại sứ quán Việt Nam gọi là "Nhà nước Đêga tự trị" nhưng để trong ngoặc kép để hàm ý sâu xa". – Nhân Dân 21:14, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời