Mình nhận thấy bài dịch có một số từ dịch chưa đúng nghĩa, tạm thời liệt kê ra đây
- Elevator music: từ sound dịch là âm sắc là không đúng mà đơn giản nên dịch là âm thanh, âm sắc tức là timbre, từ popular music dịch là nhạc nhẹ cũng không chính xác, mình đề xuất dịch thành dòng nhạc bình dân để phân biệt với classical music tức dòng nhạc cổ điển (bác học).
- popular music là nhạc thịnh hành.183.81.114.21 (thảo luận) 03:16, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Oh god, bây giờ electro music đang thịnh hành, thì nó là popular music à. Thời đó Rock'n'roll cũng thịnh hành đó, sao không gọi là popular music. Ngọc (thảo luận) 03:32, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Foreground music: từ passages dịch thành nhiều đoạn nhạc ngắn chưa hợp lý, đoạn nhạc ngắn là chung chung quá và không phải nghĩa đúng của từ passage. Cho nên mình đề nghị dịch từ này thành những đoạn chạy lướt
- Cuối cùng, tên các loại nhạc như elevator, furniture, incidental.... ở tiếng Việt hình như chưa có từ thay thế, đa phần mình thấy mọi người đều sử dụng tiếng Anh cho những từ này, ví dụ incidental music hay cụ thể hơn là soundtrack chưa có từ tiếng Việt tương xứng, dịch một cách tạm bợ thì gọi là nhạc phim hay nhạc nền phim, nhưng soundtrack hay incidental music không chỉ gói gọn trong phim hoặc kịch thoại, mà còn là nhạc nền của game, của radio, truyền hình...., cho nên mình nghĩ nên để từ chính là tiếng Anh rồi mở ngoặc là tiếng Việt. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:29, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Uhm... nếu bạn đã từng nghe nhạc Elevator music rồi, thì bạn có để ý loại nhạc này chung chung đều sử dụng âm sắc "strings" (đàn dây) không. Thật ra mình đã tính dịch sound là âm thanh rồi, nhưng nếu bạn có học nhạc rồi bạn có nghĩ strings là một âm thanh không. Vả lại, bên en wiki phần này hoàn toàn không có nguồn, nên mình không tính quá phụ thuộc vào nó.
- Popular music mình nghĩ là nhạc thị trường đó, mình đang mong đợi bạn nào đó góp ý về cụm từ đó đây ^^. Nhạc bình dân thì nghe có quả rẻ tiền không, còn nhạc cổ điển, mình thật tiếc khi đa số người Việt lầm tưởng đó là nhạc bác học. Thực ra do người Việt chúng ta chưa có nhiều trường lớp đàng hoàng để học nhạc đó, và do người Việt ít hiểu hoặc thậm chí có người không hiểu biết về loại nhạc đó nên họ thấy xa lạ và coi nó quá cao cấp, hàn lâm. Mình có xem bài nhạc cổ điển rồi, và nếu đó là một bài bách khoa, thì nhạc cổ điển không thể là nhạc bác học. Nếu bạn có học nhạc cổ điển, dù chỉ là 1 năm hay 1 tháng, có lẽ cũng hiểu.
- Foregroundmusic: passage đúng nghĩa là sự trôi qua chuyển qua, nhưng đối với lĩnh vực âm nhạc, đó là những đoạn nhạc ngắn, nó đồng nghĩa với section đó bạn. Tức là một đoạn nhạc có đầy đủ yếu tố nhưng không hoàn chỉnh. Chưa bao giờ nghe đến cụm từ những đoạn chạy lướt cả, có intro, ending và giang tấu,v.v... chứ chưa nghe cụm đó bao giờ.
- Cái phần này mình cũng đang rất thắc mắc, có lẽ nên viết thành nhiều bài nhỏ. Mình để vậy còn hơn là để tiếng Anh thì kỳ quá. Nhưng nếu bạn có cách sắp xếp hay hơn. Cứ vận dụng. Mà bạn nghiên cứu lại nha, incidental music không phải là soundtrack đâu, thường nó dùng cho kịch cổ điển hơn là phim hiện đại như soundtrack.
Thân !Ngọc (thảo luận) 02:32, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên mình không đánh đồng thế nào là hàn lâm thế nào là bình dân, trong classical music rõ ràng có những đoạn rất bình dân học vụ (theo nghĩa là căn bản của âm nhạc) ví dụ những đoạn nói lối trong opera chẳng khác gì trong cải lượng của VN, bình dân hay bác học chẳng qua là nhìn nhận của người viết, như trong bài nguyên bản từ english thì ý của người viết theo mình hiểu thì có ý nhấn mạnh tính mở rộng từ bình dân đến học vụ... còn bài classical music khi nào có thời gian mình sẽ góp ý riêng cho bài đó sau :) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:19, ngày 4 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Còn theo mình hiểu, thì ở đây âm sắc strings đối với popular music thì mềm mại, còn đối với classical music thì sáng sủa. Mà bạn có đồng ý là nghe strings đàn rất mềm mại du dương không. Trong nhạc cổ điển, không có đoạn nào là bình dân cả, kể cả trong popular music, chỉ có những đoạn kết cấu đơn giản hay phức tạp, sự sắp xếp các nốt nhạc là chủ đích của người soạn nhạc, mỗi người có mỗi tai nghe khác nhau. Nếu bạn nói đến từ bình dân thì mình nghĩ nên dùng cho country music thì hơn. Ngọc (thảo luận) 01:40, ngày 5 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Thuật ngữ passages: vừa là đoạn nhạc ngắn vừa là đoạn chạy lướt như một cái cầu nối, cái này gặp trong chuyên ngành hoà âm. Các bạn ai cũng có lý riêng, thiết nghĩ có thể dung hoà bằng cách cứ dịch sao cho người đọc hiểu được và để từ gốc ngoại ngữ trong ngoặc đơn cho tiện tra cứu hoặc đối chiếu. Nhiêu Lộc (thảo luận) 02:07, ngày 5 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
- Nếu bạn nói đoạn chạy lướt như một cái cầu nối, có phải bạn đang đề cập bridge hay interlude không? Passages được đề cập ở đây dùng cho nhạc nền, mà thường nhạc nền có kết cấu đơn giản, chứ không phải các bản hòa âm, hay bài hát hoàn chỉnh dùng bridge hoặc interlude (thường gọi là giang tấu) để kết nối hoặc ngắt nhịp cho ca sĩ đâu. Do đó mình nghĩ cách dịch đoạn nhạc ngắn là hợp. Ngọc (thảo luận) 04:54, ngày 5 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Sry hôm qua xỉn quá hành văn lung tung xà beng. Mình chỉ góp ý vậy thôi, nếu mọi người thấy nó đã hợp lý thì không cần sửa lại cũng được, với lại bài tiếng Anh cũng không có nguồn gì, cho nên cũng không nhất thiết bám vào nó, ai có tài liệu gì thêm mong bổ sung. Thân! majjhimā paṭipadā Diskussion 05:58, ngày 5 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời