Soundtrack

Phim 16 mm cho thấy một "vùng thay đổi" âm thanh ở bên phải.

Soundtrack có thể là nhạc đã thu âm sẵn đi kèm và đồng bộ với hình ảnh của một bộ phim, sách, chương trình truyền hình hay video game; một album nhạc phim được phát hành một cách thương mại âm nhạc trong nhạc phim của một bộ phim hoặc show truyền hình; hoặc phần vật lý của một phim mà bao gồm những âm thanh đã được ghi âm và đồng bộ sẵn.

Nguồn gốc của từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thuật ngữ được sử dụng trong nền công nghiệp điện ảnh, một soundtrack trong phim (hay nhạc phim) là một bản ghi âm âm thanh được tạo ra và sử dụng trong sản xuất phim hoặc quá trình hậu sản xuất. Ban đầu lời thoại, hiệu ứng âm thanh, và nhạc trong một bộ phim có phần riêng của nó (phần hội thoại, phần các hiệu ứng âm thanh, và phần nhạc), và chúng được trộn lại cùng nhau để tạo nên cái gọi là phần tổng hợp, mà được nghe thấy trong phim. Một phần lồng tiếng thường được tạo ra sau đó, khi phim được lồng với một ngôn ngữ khác. Cái này còn được gọi là phần M & E (music and effects, nhạc và các hiệu ứng) bao gồm tất cả thành phần âm thanh ngoại trừ lời thoại, rồi sau đó cung cấp bởi nhà phát hành nước ngoài với ngôn ngữ địa phương của vùng đó.

Từ "soundtrack" đến với công chúng với sự ra đời của cái gọi là "album soundtrack" ở đầu những năm 1950. Đầu tiên được hình thành bởi những công ty phim như một mánh lới để quảng cáo cho những bộ phim mới, những bản ghi âm được phát hành một cách thương mại, đặt tên và quảng cáo dưới cái tên "âm nhạc từ soundtrack gốc của bộ phim điện ảnh". Cụm từ này nhanh chóng được rút gọn lại thành "soundtrack gốc của bộ phim điện ảnh" Chính xác hơn, những bản ghi âm được tạo ra từ một phần nhạc của phim, bởi vì chúng thường bao gồm âm nhạc tách biệt với một bộ phim, không phải phần (âm thanh) tổng hợp với lời thoại và các hiệu ứng âm thanh.

Từ viết tắt OST thường được dùng để miêu tả album nhạc phim trên các phương tiên đã ghi lại như là CD, cũng nó là viết tắt của Original Soundtrack; tuy nhiên, nó thỉnh thoảng còn được dùng để phân biệt âm nhạc gốc nghe được và ghi âm lại so với việc ghi âm lại hay hát lại của âm nhạc.

Các thể loại ghi âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thể loại soundtrack, có 4 thể loại ghi âm:

  1. Những soundtrack âm nhạc mà tập trung chủ yếu vào những bài hát
    (Ví dụ: Grease, Singin' in the Rain)
  2. Nhạc nền phim mà giới thiệu phần âm nhạc nền, từ những bộ phim không phải âm nhạc
    (Ví dụ: Star Wars, The Lord of the Rings)
  3. Album gồm những bản nhạc pop được nghe thấy một phần hay toàn bộ trong phần âm nhạc nền của những bộ phim không phải âm nhạc
    (Ví dụ: Sleepless in Seattle, When Harry Met Sally...)
  4. Các soundtrack của video game thường được phát hành sau ngày phát hành của game, thường bao gồm phần âm nhạc nền của các bài, menu, màn hình tiêu đề, tư liệu quảng cáo (giả dụ như cả một bài hát, mà chỉ có một phần của nó được sử dụng trong game), các cắt cảnh và thỉnh thoảng là các hiệu ứng âm thanh được dùng trong game của game
    (Ví dụ: Undertale, Sonic Heroes, The Legend of Zelda: Ocarina of Time)

Soundtrack cho bộ phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn năm 1937 của Walt Disney là soundtrack đầu tiên được phát hành thương mại[1]. Nó được phát hành vào tháng 1 năm 1938 dưới tên Songs from Walt Disney's Snow White and the Seven Dwarfs (with the Same Characters and Sound Effects as in the Film of That Title) (Các bài hát từ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Walt Disney (với cùng các nhân vật và hiệu ứng âm thanh như trong bộ phim có tiêu đề đó) và từ đó đã có rất nhiều bản mở rộng và phát hành lại.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jerry Osborne (3 tháng 11 năm 2006). “Soundtracks start with 'Snow White'. Chicago Sun-Times. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. [liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Review phim Nhật Thực Toàn Phần - Total Eclipse 1995
Review phim Nhật Thực Toàn Phần - Total Eclipse 1995
Phim xoay quanh những bức thư được trao đổi giữa hai nhà thơ Pháp thế kỷ 19, Paul Verlanie (David Thewlis) và Arthur Rimbaud (Leonardo DiCaprio)
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nếu mình không thể làm gì, thì cứ đà này mình sẽ kéo cả lớp D liên lụy mất... Những kẻ mà mình xem là không cùng đẳng cấp và vô giá trị... Đến khi có chuyện thì mình không chỉ vô dụng mà lại còn dùng bạo lực ra giải quyết. Thật là ngớ ngẩn...