Bài này, theo tôi tên là Sao kép hoặc là Sao nhị phân thì chính xác hơn. Sao đôi, tiếng Anh là "Double star". Casablanca1911 06:53, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Sao lại sửa lại câu trên của tôi, tên bài hiện như bây giờ đọc gây làm lẫn và sẽ dẫn đến việc giải thích bằng tiếng Việt không rõ ràng, như trong phần "Bối cảnh". Bài này tên chính xác hơn nên là Sao kép hoặc Sao nhị phân. Mời đọc bài "sao đôi", bên en:Double star. Casablanca1911 07:27, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Bạn sửa lại sai hoàn toàn ý tôi, nếu mà dễ đọc hơn thì tôi đã cám ơn. Người chưa bao giờ dùng từ "sao đôi" là ai ? Như thế nào gọi là "viết bừa". Bạn sửa lại làm sai ý người khác thì gọi là sửa bừa. Tưởng thảo luận như trên là đủ rồi, bạn bảo tôi tra Google, sau đó thì bảo là hàng trăm trang Google đó là "lá cải", tôi biết thừa kiểu thảo luận này rồi. Bạn không tham gia thảo luận (đưa ý kiến) xây dựng bài thì để người khác thảo luận. Casablanca1911 07:42, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi mới đang thảo luận cụm từ "sao đôi" ở cái tên bài, còn trong bài thì chưa chỉnh cụm từ này, vẫn đang để nguyên để đợi đổi tên bài đã. Nhưng để nguyên cái tên này dẫn tới việc giải thích trùng lặp, không rõ ràng giữa "sao đôi thật", "sao đôi giả", "cặp sao", "hai ngôi sao"...Casablanca1911 07:58, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Nghĩa các ngôi sao thì ai cũng hiểu rồi, vấn đề ở đây là cái tên gọi để phân biệt. Theo từ điển "Binary" : đôi, nhị nguyên, nhị phân (nhưng toán học và vật lý thì hay dùng nhị phân, nhị nguyên). "Double": gấp đôi, gấp hai lần, hai vật giống nhau, đôi, kép. "Eclipse": sự che khuất, lu mờ (như nhật thực, nguyệt thực). Nếu dịch là "che nhau" thì xin sửa lại từ chuyên ngành "nhật thực" thành từ "mặt trăng che mặt trời". Casablanca1911 08:12, 11 tháng 8 2006 (UTC)
"Binary star" là một trường hợp đặc biệt của "Double star" thì chính xác hơn. Bên enwiki, en::Category:Binary stars là thể loại con của en:Category:Double stars. Có hai loại "Double star", một loại thì nhìn có vẻ gần nhau, nhưng thực ra chúng ở khoảng cách rất xa nhau, còn một loại là "Binary star" thì chúng ở gần nhau thực sự, do chịu định luật hấp dẫn. Lưu ý là các "Binary star" có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc qua máy quang phổ. Như vậy, nếu dịch "Double star" là "sao đôi quang học" thì "Binary star" không thuộc loại có thể "quang học" được à ? Casablanca1911 08:57, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu chỉ theo suy luận như vậy thì dịch thành "Sao đôi thực sự" và "Sao đôi giả tạo" thì chính xác và dễ hiểu hơn, còn dùng từ "quang học" ở đây không chính xác. Tuy nhiên, có thể tham khảo thêm ở trang Thuật ngữ Thiên Văn học Casablanca1911 09:34, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Khi nhìn thấy 2 sao ở gần nhau (chưa biết là chúng gần nhau thật sự hay không) thì dùng double star. Khi kiểm chứng được chúng là thật sự gần nhau thì dùng binary star; khi kiểm chứng được chúng là thật sự không gần nhau thì dùng optical double stars cho rõ.
Cách dịch sang tiếng Việt, khi dùng Google, thì chưa có chuẩn nhất định. Sau đây là 3 website:
Như vậy thì dịch double star thành "sao đôi" không phải là việc gây ra tranh cãi. Cũng như thế, dịch optical double stars thành "sao đôi quang học" cũng không gây ra tranh cãi.
Còn dịch binary star thành "sao kép", hay "sao đôi vật lý", hay "sao đôi thật sự", hay ... thì tôi không biết. Tuy nhiên, tôi thấy cách dùng "sao nhị phân" cho binary star có vẻ "dịch thẳng" quá; còn cách dùng "sao đôi hấp dẫn" thì tôi chưa nghe, nhìn, đọc... bao giờ (hơn nữa, nếu dùng khái niệm đó thì cụm từ phải là "sao đôi dưới lực hấp dẫn", vì nếu không nó sẽ có nghĩa của attractive twin stars với star là actor).
Mekong Bluesman 14:59, 11 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu bài này vẫn nhất định là có chữ "sao đôi" thì nên lấy tên "hệ sao đôi" hoặc "sao đôi vật lý", "sao kép" để khỏi nhầm lẫn sang "sao đôi" của "double star". "Sao nhị phân" thì Vương Ngân Hà cũng đã từng dùng trong bài Thiên Xứng và Thiên Hạt (nhưng hôm qua trong lúc thảo luận bài này, Trần Thế Trung vừa vội vàng sửa lại rồi). Còn tất nhiên là có thêm thư trả lời của chuyên gia về việc xác nhận tên thì càng tốt.
Tôi cũng đã xem một quyển Bách khoa toàn thư được dịch từ Trung văn sang thì họ gọi các nhóm sao này là "song tinh" (Double star), "song tinh vật lý" (Binary star), "yểm tinh" (Eclipsing Binary) và "nguyệt yểm tinh" là khi mặt trăng che các ngôi sao.
Nhân đây, xin được hỏi một việc ngoài lề, chúng ta vẫn đánh giá cao ý kiến của các chuyên gia như tiến sĩ, giáo sư...bên ngoài, vậy thì nếu ý kiến của 1 thành viên Wikipedia cũng là nhà nghiên cứu, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư...(chuyên ngành) có được xét đến không ? Casablanca1911 04:48, 12 tháng 8 2006 (UTC)
Xin phép được có vài câu: Vấn đề bàn đén ở đây là thống nhất thuật ngữ, còn binary và double là gì , khác nhau ra sao thì ai cũng hiểu, chỉ là cấn phân biệt nên gọi cái nào là đôi, cái nào là kép. Hiện nay sách tiếng Việt mỗi sách viết một kiểu, và trong số đó xin khẳng định không có hệ thống sách nào là chính thống cả, do đó việc lấy chuẩn là rất khó. Mặt khác, nếu dẫn tên các giáo sư, tiến sĩ đã viết sách như thể xem 2 sách viết khác nhau tác giả nào đáng tin hơn thì tôi nghĩ là không hợp lí vì đây không phải là vấn đề chuyên môn của thiên văn học, còn các nhà thiên văn họ thì không đồng thời là nhà ngôn ngữ học. Tôi không có gì dám chắc là một giáo sư chuyên ngành thiên văn hay vật lí sẽ phân tích ngôn ngữ tốt hơn một học sinh đã học hết tiếng Việt phổ thông bình thường. Vài lời góp ý để việc thảo luận tránh lạc sang hướng mang sách ra "doạ" nhau. Ý kiến của tôi: chừng nào VN chưa có một tài liệu chính thống nào về vấn đề này thì mọi thống nhất cũng chỉ mang tính cục bộ, các bạn có thể thống nhất với nhau hôm nay, nhưng một tác giả bất kì ngày mai sẽ viết sách vẫn viết ngược lại, xét cho cùng nó không sai, vì cả 2 từ double và binary nếu dịch theo kiểu của tiếng Việt thì là kép hay đôi đều chấp nhận được về mặt ngữ nghĩa. (tôi viết mấy dòng này vì tôi thấy cái link dẫn sang web của chúng tôi phía dưới có sự so sánh bài của tôi với bài của 1 bậc giáo sư, cái đó tôi ko dám, nhưng khoa học, mà ở đây lại là vấn đề ngôn ngữ mà lấy bằng cấp để so sánh, e rằng không ổn!) (Đặng Vũ Tuấn Sơn - VACA)
Tôi không thấy các anh tiếp tục tranh luận quan trọng này ở đâu cả. Do tiếp thu kiến thức thiên văn học không bằng tiếng Việt, nên rất nhiều vấn đề tôi chỉ hiểu trong đầu bằng tiếng nước ngoài, nghĩa tiếng Việt thì không chắc chắn lắm và nhiều khi là hoàn toàn không biết dịch sang các thuật ngữ nên chỉ diễn dải dài dòng. Mong các anh theo dõi và uốn nắn các thuật ngữ trang Thuật ngữ thiên văn học.