Thảo luận Bản mẫu:Hoan nghênh9

Tôi nghĩ cần có một hướng dẫn đơn giản để bổ sung lời hoan nghênh chính với mục đích dẫn dắt người mới đến vào cuộc. Rất mong nhận được nhiều ý kiến, nhất là từ những thành viên mới. Việc trưng cầu ý kiến sẽ kéo dài 30 ngày, sau đó ta cùng tiến hành thực hiện.

Hướng dẫn đơn giản

[sửa mã nguồn]

Tiêu chí

[sửa mã nguồn]
  1. Các tiêu chí, mức độ quan trọng,
  2. làm thế nào để lời chào mừng có sức lôi cuốn để họ bấm vào những liên kết xanh,
  3. nên tạo những hướng dẫn tổng quát như thế nào
  4. ...

Tóm lược ý kiến chung

[sửa mã nguồn]
  1. Không biết hỏi ai
  2. Ít đọc hướng dẫn từ lời hoan nghênh
  3. Tự học là chính
  4. ...

Danh sách những người sẵn sáng tư vấn cho các thành viên mới

[sửa mã nguồn]

Những thành viên dưới đây luôn sẵn lòng thảo luận, giúp đỡ bạn. Hãy mạnh dạn liên lạc với họ.

Ai viết bài bảo quản bảo quản viên ngôn ngữ sử dụng lĩnh vực
Thaisk vi, sk, cz thiên văn học, đồ họa

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:39, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Làm sao thêm được Lưu Ly, nhưng, giới hạn hơn, trong một vài vấn đề. Lưu Ly (thảo luận) 12:12, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì hì, cái này mới là ví dụ. Có lẽ sẽ tạo một giao diện trẻ vui, hấp dẫn và có liên kết thuận tiện hơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:09, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ý kiến

[sửa mã nguồn]
Các tiêu chí
  1. Giới thiệu cộng đồng bằng người thật việc thật -> tôi cũng là một trong số họ, tạo lòng tin tưởng: cộng đồng là chỗ dựa cho tính tin cậy của thông tin trong Wikipedia, lượng người tốt, hiểu biết là áp đảo. (Nhiều nhất 2 dòng)
  2. Giới thiệu cách tra cứu, mời du lịch đến 2/3 bài ngắn nhưng viết tốt của WP. -> Wikipedia thực sự hấp dẫn, dễ sử dụng.
  3. Giới thiệu mã [[ ]]. Giới thiệu chỗ thử, tạo cảm giác lúc nào cũng có người đứng cạnh sẵn sàng giúp đỡ. (Nhiều nhất 2 dòng)
    Cho thử nghiệm dùng tấm thảm thần kì [[ ]] để bay đến trạm thử thách1 ([[Wikipedia:Chỗ thử]]), từ đó quay về trang thảo luận của mình Thảo luận Thành viên:Hoan nghênh9 ( [[Thảo luận Thành viên:Hoan nghênh9]]).
    Hoặc đặt một đoạn viết ngắn, có lỗi nhỏ để thành viên với sửa ngay trong thảo luận của mình, nhắn họ thông báo với người đặt hướng dẫn đơn giản quay lại kiểm tra.

Có thể những ý nghĩ trên hoàn toàn không phù hợp với các thành viên mới, vì cách nhìn của tôi không phải là cách nhìn của người mới đến và tôi chưa biết người mới đến cần gì. Mong có nhiều ý kiến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:18, ngày 22 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

ditimchanly

[sửa mã nguồn]

Tôi từ đầu mới đến lúng ta lúng túng như gà mắc tóc vì chẳng biết phải viết như thế nào cho đúng. Dĩ nhiên tôi cũng có đọc những hướng dẫn viết bài và làm theo, nói chung thì nếu gặp cái gì không biết tôi thường xem những bài viết trước đó có kết cấu tương tự rồi bắt chước làm theo. Những thông tin đó nếu tìm thì cũng có trong hướng dẫn của wiki nhưng mà nói thật chỉ khi nào gặp vấn đề tôi mới tìm đọc, thứ nhất vì tìm nó với người mới đến cũng không dễ, thứ hai là như đã nói ở trên tôi hoàn toàn có thể bắt chước cách viết trong các bài viết đã có. Tôi nghĩ nếu mà chú ý một chút thì sau độ một tháng là có thể nắm được cơ bản cách viết chuẩn của Wiki, cộng thêm với việc quan sát người khác sửa những bài viết lỗi sẽ giúp ích rất nhiều. Mà ghóp ý trực tiếp cũng có ích nữa chẳng hạn như Thaisk đã ghóp ý với tôi. Thành viên:ditimchanly (thảo luận)

Rút ra điểm chính
  • Thời gian thích nghi môi trường lâu.
  • Học lỏm về mã wiki. Đây chắc là cách học chính của đa số thành viên -> giới thiệu bài viết cụ thể, ngắn gọn để xem mã wiki. Có thể thêm vào phần mặc định của Wikipedia:Chỗ thử một đoạn viết có đủ các mã cơ bản để thấy ngay kết quả.
  • Khó tìm thông tin cần tìm. Thay vì chào mừng bằng tất cả những qui định quan trọng và tổng quát có nên hoan nghênh thành viên mới bằng 3-4 vấn đề cụ thể, có ích tức thời?.

Như ditimchanly đã nói, đúng là khi không thấy cần thì không ai đọc, kể cả nó đầy đủ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:13, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cho tôi hỏi mọi người nhé, ở Wiki mình đã có kiểu trả lời trực tuyến chưa nhỉ, như khi người viết mới có khúc mắc thì có thể hỏi ngay mà không cần phải chờ đợi quá lâu. Mình có thể lập một hội có kinh nghiệm, khi nào online và sẵn sàng trả lời câu hỏi thì đăng nhập vào và ai hỏi thì sẽ có trả lời gần như ngay lập tức, có thể thông qua Yahoo Messenger. ducanh (thảo luận) 14:03, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Bàn giúp đỡ đang làm việc đó. ducanh thử thả một câu hỏi tại đó sẽ được trả lời rất nhanh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:35, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cú pháp wiki không phải dễ, cho nên chúng ta thấy thành viên mới tham gia bài mới thì ít, chỉ quanh đi quẫn lại những thành viên có thâm niên. Lời chào mừng hay hoan nghênh cũng chỉ khái quát, công cụ và các qui tắc cú pháp cũng chưa đầy đủ để thành viên mơi tìm hiểu mà chỉ toàn bắt chước từ bài viết cũ rồi sửa lại hoặc ăn cắp từ wiki tiếng Anh. Nói thật, cú pháp tiếng việt chưa có có hoặcv chưa ai hướng dẫn, còn wiki tiếng Anh khá phong phú. Tôi nghĩ bảng hướng dẫn hoan nghênh và dẫn dắt người mới đến nên khoáng cho 1: 1 tức một người giỏi kèm một, hoặc 2, hoặc hơn ...... người mới đến là hay nhất .Liftold 11:33, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Hiện nay có hơn 10 người xung phong hướng dẫn thành viên mới, tên họ được tự động đưa vào lời hoan nghênh. Hình như lời văn của các tiêu bản hoan nghênh có một không khí quá nghiêm túc nên thành viên mới sợ nhấn vào thảo luận của người chào đón. Trong các lời hoan nghênh có tên tôi cũng nhiều, nhưng chỉ 1/2 thành viên trong vòng 1 năm sử dụng liên kết này để đáp lời. Như vậy một trong những nhiệm vụ chính của lời chào mừng không có hiệu quả. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:20, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dưới đây là tiêu bản Welcome tại Wikimedia Commons


First steps tutorial

Our first steps help file and our FAQ will help you a lot after registration. They explain how to customize the interface (for example the language), how to upload files and our basic licensing policy. You don't need technical skills in order to contribute here. Be bold contributing here and assume good faith for the intentions of others. This is a wiki ‒ it is really easy.

Getting help

More information is available at the Community Portal. You may ask questions at the Help desk, Village Pump or on IRC channel #wikimedia-commons (direct access). You can also contact an administrator on their talk page. If you have a specific copyright question, ask at Commons talk:Licensing.

Goodies, tips and tricks
  • Put Babel boxes on your user page so others know what languages you can speak and indicate your Graphics abilities.
  • All your uploads are stored in your personal Gallery
  • Please sign your name on Talk pages by typing ~~~~
  • Use the CommonSense tool to find good categories for your files (then other people can find them too!)
  • To link to an image page without embedding the image, type: [[:Image:Foo.jpg]], which produces: Image:Foo.jpg
  • If you're copying files from another project, be sure to use the CommonsHelper
Made a mistake?
  • Did you want to rename or move a file? Simply upload the file again and mark the old one like this: {{bad name|Correct name}}
  • For more information read the full Deletion guidelines
(P.S. Would you like to provide feedback on this message?)

Theo quan điểm cá nhân của ngkynam thì:

  • Đa số những người đăng ký vào trang Wiki đều đã biết Wikipedia là gì. Vì vậy, phần giới thiệu Wikipedia chỉ cần một liên kết ngắn ở cuối tiêu bản chào mừng (thậm chí ở tiêu bản trên còn không hề có bất kỳ liên kết nào đến mục giới thiệu Wikimedia Commons).
  • Đa số những người đăng ký biết Wikipedia nhưng không viết bài vì họ không biết các mã Wiki. Do đó nên mục First Steps Tutorial giống như tiêu bản trên là rất quan trọng, mục đó nên đặt ở đầu tiêu bản. Hãy nhìn lại tiêu bản Hoan nghênh5 mà xem một sự bất cập đến kinh khủng. Những liên kết đến mục Nguyên tắc của Wiki được đặt ở phần đầu tiên và font chữ rất to màu đỏ, trong khi phần hướng dẫn mã wiki lại ở cuối cùng và chữ nhỏ màu đen. Bất hợp lý! Không thể nào nói một đứa trẻ nên viết kiểu gì trong khi thậm chí nó còn chưa biết viết! Vì thế hãy để nó biết viết đã rồi nó sẽ quay lại đọc tiếp xem nên viết như thế nào.
  • Mục giúp đỡ để không hợp lý, nên để mục Câu hỏi thường gặp và mục Bàn giúp đỡ vào chung một phần là Giúp đỡ (tương tự tiêu bản trên)
  • Mục nguyên tắc hãy để nó bình đẳng với các mục khác (đừng dùng màu đỏ, sẽ làm người viết có tâm lý lo lắng)
  • Tiêu bản Hoan nghênh8 màu sắc không được sáng lắm, còn Hoan nghênh7 thì đủ nhưng quá dài. Còn Hoan nghênh5 thì mắc cái lỗi như trên.

Đó là một vài ý kiến của ngkynam, còn một số nữa, sẽ góp ý sau. Tiêu bản của Wiki commons ở trên chỉ mang tính tham khảo thôi, vì dù sao về cơ bản thì Wiki commons khác nhiều với Wikipedia. ngkynam's 14:16, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • first steps help file bị xóa mất rồi, nhưng mẫu Bình Giang đưa ra có tác dụng tương tự để giới thiệu mã wiki cơ bản.
  • ngkynam cũng đã khẳng định việc quảng bá không tốt đối với trang Wikipedia:Bàn giúp đỡ
  • Tôi cũng đang nghiêng sang ý kiến của ngkynam về không khí đe nẹt trong lời chào mừng, nhưng thực sự nó chỉ có tác dụng đối với số lượng thành viên nhỏ muốn cố tình phá hoại. Nhất định không cho công cụ viết bài mới vào lời chào mừng.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:06, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bình Giang

[sửa mã nguồn]
Các hoan nghênh của chúng ta thực ra đều là những hướng dẫn ban đầu tốt. Cái mà tôi đến giờ vẫn không hiểu là vì sao có cái hoan nghênh đó mà nhiều thành viên vẫn không theo hướng dẫn hoặc lúng túng. Liệu có phải cái thiếp hoan nghênh của ta phần nào giống một cái thông điệp cảnh cáo khiến người được hoan nghênh không muốn đọc? Tôi vào đây cũng được một thời gian rồi, quên mất cái cảm giác ngày xưa khi thấy mình được hoan nghênh thế nào? À mà tôi thấy bên en.wiki có cái này. Liệu chúng ta có thể tham khảo nó và chế ra một cái thiếp vừa hoan nghênh (= dụ dỗ, lôi kéo) vừa hướng dẫn được không?--Bình Giang (thảo luận) 15:09, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hay. Dụ dỗ, đang thiếu cái này. Có thể kèm thêm ý hãy mạnh dạn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:43, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
en:Wikipedia:Tutorial rất hay, nhờ mọi người làm ngay. Cái hay nhất là trong mỗi trang chỉ có 1/2 liên kết đến trang mới, không làm người đọc hoảng sợ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:49, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin phép trả lời 3 câu hỏi của Thaisk:

  1. Nói thẳng là lúc mới đến wikipedia mình không đọc các quy định của wikipedia, vì nó quá nhiều, quá dài, mình không thể nào nhớ hết và hiểu hết dù đọc bao nhiêu lần, và cái tội làm biếng nữa. Đặc biệt là các luật về hình ảnh. Mình chỉ học được các quy định và cú pháp của wikipedia thông qua việc tham gia viết bài, tải hình, thông qua việc xem thảo luận và viêc... bị phạt. Dạng như cứ viết, thấy chỗ nào không hiểu, không làm được thì hỏi, đoán luật wiki khi đọc các thảo luận, và khi bị nhắc nhở thì nhớ. Chứ các cú pháp và luật wiki thì rất khó nắm bắt, thậm chí nhiều chỗ khó hiểu nếu chỉ đọc không thôi, lý do đã nói ở trên.
  2. Khi chưa biết bảo quản viên nghĩa là gì, mình hỏi đại bất kỳ ai đã từng nhắn tin cho mình trên các trang thảo luận. Khi đã biết BQV là gì rồi, có gì thắc mắc, mình hỏi bảo quản viên. Mình không hay dùng bàn tham khảo hay bàn giúp đỡ. Về sau, khi việc contact với các thành viên wiki nhiều hơn thì mình cũng biết rõ câu hỏi gì nên hỏi thành viên nào là phù hợp nhất.
  3. Tiêu bản hoan nghênh theo mình cần có: hoan nghênh, kêu gọi đóng góp, các đường link tới các trang quy định của wiki, tới chỗ thử, tiêu bản thử, tới những nơi mà người ta có thể hỏi hay nhờ giúp đỡ. Mục "Viết bài mới" có thì tốt, nhưng không có cũng không sao. Không cần trình bày cầu kỳ quá mà phải rõ ràng, dễ đọc, nhưng đừng quá đơn giản như các tiêu bản hoan nghênh 1,2,3.

Có điều góp ý nhỏ là, để cho các thành viên mới nhanh chóng tuân thủ theo quy định wikipedia một cách tâm phục khẩu phục, thì ngoài việc giới thiệu cho họ cái luật thì cũng phải trình bày cho họ ý nghĩa của luật đó. Nhiều trường hợp thành viên không tuân theo luật, phần vì họ thấy các quy định của wikipedia quá rắc rối mà không hiểu rằng tại sao cái quy định đó lại cần thiết, tuân thủ cái quy định đó có lợi gì cho wikipedia và cho người viết. Sorry nếu lạc đề. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 16:52, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kinh nghiệm của Mikhail Alexandrovich ở điểm số 2 có lẽ cũng là của nhiều thành viên khác. Một thành viên có kinh nghiệm giúp sẽ có hiệu quả hơn so với việc đọc hướng dẫn. Để tạo một chỗ dựa cả về tinh thần lẫn về kỹ thuật, ta có thể giới thiệu thành viên mới đến danh sách 100 thành viên đã quen việc. Đại loại như ở bảng trên. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:09, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tran_Quoc123

[sửa mã nguồn]

Xin phép trả lời các câu hỏi của Thaisk như sau:

1, Tôi không đọc các hướng dẫn và qui định trong lời hoan nghênh. Lúc đầu tôi tham gia wiki là với mục đích riêng (viết bài về trường tôi học), và lúc đó thì tôi không quan tâm đến các qui định và triết lý của wiki lắm. Các viết thì tôi cũng tự mò mẫm vì theo tôi nhớ thì tôi gần như không tìm được một thông tin gì hữu ích cho việc viết và biên tập bài tại lời chào mừng. Tham gia wiki được một thời gian, một số ý tưởng "điên loạn" và "bệnh hoạn" bắt đầu len lỏi vô đầu tôi và lúc đó mới lọ mọ đi tìm để đọc các nguyên tắc trên wikipedia.

2, Lúc đầu tôi chẳng biết hỏi ai cả. Sau này, tôi có thấy một số thành viên hay chỉnh sửa các bài của tôi (điển hình là anh Rừng Bạch Dương) và nghĩ là họ có kinh nghiệm nên vào hỏi han. Một thời gian sau nữa thì tôi tóm các đồng chí tôi thấy hay có tên hay xuất hiện ở Thay đổi gần đây.

3, Theo tôi thì lời chào mừng nên nói về các phương tiện và cách thức edit và viết bài là chủ yếu (ví dụ xuống dòng lệnh gì, bôi đen lệnh gì) vì không phải nhiều người quen với cả html (phải không nhỉ?). Hay nhất là nên có một slide giới thiệu về thang công cụ. :D. Sau thì nên có link dẫn đến những người có kinh nghiệm để newbies có thể hỏi han. Cũng nên giới thiệu cho người mới về các khái niệm bảo quản viên, robot v..v... để người ta có khái niệm về thế giới mà người ta đang dấn chân vào (để người ta còn biết đường mà rút ra chăng? :D).

Xin hết.Tran Quoc123 (thảo luận) 12:14, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Tran Quoc123 nói chính xác. Lúc đầu đúng là không biết hỏi ai, không biết hỏi ở đâu. Thay đổi gần đây đúng là một trang cần giới thiệu trong lời hoan nghênh, nó giới thiệu trực tiếp đến thành viên mới cách làm việc của WP và những thành viên thường trực của nó. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:18, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên có phần đề cập tới việc không nên quảng cáo tại Wikipedia vì số lượng bài quảng cáo ngày càng nhiều (7-10 bài một ngày), phải canh chừng mệt quá. --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 04:53, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Đây là câu chuyện của một lớp người của cỡ 500 năm trước, nối tiếp câu chuyện “Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine”
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
Là sản phẩm tiếp theo nằm trong Shinza Bansho của Masada sau Paradise Lost, Dies Irae, Kajiri Kamui Kagura
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé