Thời Hán Sở chỉ tính từ 206 TCN, nếu căn cứ theo tên tuổi các nhân vật trong bản mẫu này, thì nên gọi là Bản mẫu:Nhân vật thời Tần mạt và Hán Sở mới bao quát hết những nhân vật Tần Thủy Hoàng, Doanh Phù Tô hay Lý Tư, thậm chí Tần Nhị Thế.
Về cách phân chia, đây là thời loạn lạc, chia năm bè bảy mối, nên ai vốn thuộc về đâu thì nên để ở đó (Trương Sở, Tây Sở, Hán, Triệu, Tề, Ngụy, Hàn, Yên...). Những chư hầu quá lẻ loi mới nên để vào "chư hầu khác". Tuy cuối cùng tất cả về Hán, nhưng nhiều nhân vật chỉ là vì "ko theo Hán cũng không còn ai khác" như Loan Bố, Quý Bố... thì nên để họ ở "bản quốc" (Sở, Yên...). Với nhân vật "thay thầy đổi chủ" nên có ký hiệu riêng (ví dụ chữ nghiêng hay ngôi sao bên cạnh và lời chú ở dưới cùng cho loại nhân vật này), ko nên lặp lại 2 lần trong 1 bản mẫu có thể gây hiểu lầm là 2 người cùng tên. --Trungda (thảo luận) 04:02, ngày 17 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
- nhân vật Sở Nghĩa Đế về danh nghĩa là hoàng đế của cả Trung Quốc lúc bấy giờ, còn Tây Sở với vai trò là bá chủ chư hầu. Sau khi Nghĩa Đế bị Hạng Vũ sát hại thì Trung Quốc ở trong trạng thái vô chủ như giai đoạn cuối CHiến Quốc từ sau Chu Noãn Vương đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất, bới Hạng Vũ cũng không xưng đế mà vẫn chỉ là Bá Vương cho đến khi chết vậy. Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 12:05, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC) ````Trả lời
- Lưu Bang và Hạng Vũ về danh chính ngôn thuận lúc đầu cũng chỉ là đại tướng nước Sở, được Sở Hoài Vương chia quân cho 2 để cùng đánh vào Quan Trung. Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 11:57, ngày 23 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
- theo tôi bản mẫu này nên đổi lại thành Bản mẫu:Nhân vật thời Tần mạt và Tây Sở thì đúng hơn, bởi Hán cũng chỉ là 1 chư hầu do Tây Sở phân phong. Nếu Lưu Bang tạo phản thất bại thì lại là chuyện khác, chẳng qua ông ấy thành công nên sử sách mới bỏ qua sự hiện diện của chính quyền nhà Tây Sở trong lịch sử Quá Tam Ba Bận (thảo luận) 06:50, ngày 18 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời