Thảo luận Bản mẫu:PVCC-Việt Nam

Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh

[sửa mã nguồn]

Nghị định 85/2011/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có hiệu lực từ ngày 10 tháng 11 năm 2011 quy định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau:

Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

Có nghĩa là chỉ những tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ là 50 năm theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mới được tăng thời hạn bảo hộ lên 75 năm theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009. Các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh đã hết hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được gia hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, tức là luật mới không hồi tố. Cái này đã được thảo luận ở Thảo luận Bản mẫu:PVCC-Việt Nam/chỗ thử, tại sao IP 85.183.145.226 lại sửa lại là -75 năm?

Thêm nữa, các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được công bố lần đầu tiên năm 1959 đã hết hạn bản quyền vào ngày 1 tháng 1 năm 2010 theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đúng vào thời gian có hiệu lực của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, do đó chúng tiếp tục hết hạn bản quyền theo luật mới mà không được gia hạn bản quyền, theo như nghị định 85/2011/NĐ-CP.

Vì vậy câu cuối trong bản mẫu Tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh này đã được công bố lần đầu tiên trong năm 1936 trở về trước cần phải sửa lại thành Tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh này đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960 (tức là tính cả năm 1959). Tranminh360 (thảo luận) 15:40, ngày 8 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne có đòn trọng kích đặc biệt, liên tục gây dmg thủy khi giữ trọng kích
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.