Thảo luận Bản mẫu:Sử thi các dân tộc Việt Nam

Tiêu bản này sẽ dài vô cùng. Xem [1]. Trích vài đoạn từ bài đó, chỉ tính riêng cho sử thi Tây Nguyên:

  • Trong số 75 tác phẩm, sử thi của dân tộc Bana và M’Nông chiếm số lượng lớn với con số lần lượt là 30 và 26 tác phẩm, dân tộc Êđê có 10 tác phẩm, còn lại là của các dân tộc Xêđăng, Raglai, Chăm...
  • còn đến hơn 700 sử thi khác đã sưu tầm đang còn chờ phiên âm, dịch nghĩa chưa thể công bố.

Lưu Ly (thảo luận) 12:20, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy ta có thể tách ra thành, các bài của mỗi dân tộc không. Theo tôi biết, các sử thi nhiều như thế nhưng để dịch ra còn ít.--DXLINH (thảo luận) 13:08, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tách bây giờ cũng khó vì không có tư liệu. Tôi "xí phần" câu trên để sau khi có nhiều bản được dịch thì ai đó nhớ tách. Lưu Ly (thảo luận) 13:46, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhiều tiêu bản được không

[sửa mã nguồn]

Các sử thi nhiều như thế nhưng để dịch ra còn ít. Các sử thi này được sư tầm rất nhiều chủ yếu nghe qua các lời hát kể, như hát Khan. Hiện nay tại riêng vùng Tây Nguyên, thanh niên người dân tộc thiểu số nơi có nguồn sử thi đó. Nhiều người và rất nhiều người không biết, nếu có biết học cũng không học. Các nguồn bổ sung chủ yếu là người già, nhiều tuổi giọng diệu yếu. Vì nhiều nguyên nhân, kinh tế phát triển, không gian của núi rừng ngày càng bị thu hẹp lại, không đủ sức thu hút trong không gian hiện tại.Âm nhạc thì nhạc Tây nhiều. Mà có ra chợ huyện tìm một đĩa dạng này không thể có nổi, có phải nó đã sắp về nơi thiên cổ không. Vậy thì cũng phải tạo một tiêu bản như vậy để bổ sung vào những cái gì còn sót lại, để nghe tiếng cồng chiêng. Hình dung được hình ảnh của núi rừng âm vang. Như thành viên Lưu Ly nói đúng là dài, theo tôi thà dài còn hơn không. Sau này nếu dài quá thì ta tách ra thành tiêu bản sử thi từng dân tộc đó. --DXLINH (thảo luận) 13:56, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan