Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Thất ngôn bát cú (七言八句) là loại thơ mỗi bài có tám câu và mỗi câu bảy chữ. Tức là mỗi bài thơ chỉ có 56 chữ.
Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:
Còn một cách khác là theo Hán luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hán luật.
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hán luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:
"Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
(Chú ý cách gieo vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau).
Trong đó:
Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4.