Thanh Việt

Thanh Việt
Tên khai sinhNguyễn Thanh Việt
Sinh(1939-10-11)11 tháng 10, 1939
Quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp
Mất6 tháng 2, 1989(1989-02-06) (49 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hôn nhân?

Thanh Việt (1939-1989) là một danh hề người Việt Nam. Sự nghiệp của ông đạt đỉnh thịnh vào đầu thập niên 1970 tại các sân khấu Việt Nam Cộng hòa. Ông được giới mộ điệu đặt cho biệt hiệu Hề Râu.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:ThanhVietKhaNangVanChung.jpg
Khả Năng - Thanh Việt - Văn Chung

Thanh Việt sinh năm 1939 tại quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, miền Nam Việt Nam. Ông sinh trưởng trong gia đình gồm 9 anh chị em, được người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đào luyện trong môi trường biểu diễn từ tấm bé. Tuy nhiên, trong khi các anh chị em đều thành danh trước và sự nghiệp đi lên nhanh chóng thì ông vẫn chỉ là một tài tử phụ trợ, xuất hiện trên sân khấu một chốc qua những vai không thoại. Dù vậy, ông đã được dự phần các đoàn lớn nhất đô thành Sài Gòn ở thập niên 1950 như đoàn Kim Thoa, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga và Kim Cương.

Mãi tới đầu thập niên 1960, khi Hề Lùn Tùng Lâm mướn rạp Quốc Thanh để mở đại nhạc hội Cù Lét, có mời nghệ sĩ Thanh Việt sắm một số vai nhỏ, thì sự nghiệp ông mới được thăng hoa. Khán giả và báo giới bắt đầu nhắc đến Hề Râu Thanh Việt với lối diễn mộc mạc nhưng chỉ qua điệu bộ đã gây cười[1].

Tập tin:ThanhViet.jpg
Thanh Việt thời kì đỉnh thịnh của sự nghiệp

Sự nghiệp nghệ sĩ Thanh Việt được coi là đỉnh thịnh là đầu thập niên 1970 cho tới tận sau chiến tranh biên giới Tây Nam, khi mà hình ảnh ông tràn ngập cả sân khấu và màn ảnh đại vĩ tuyến. Mặc dù là nhân vật xuất hiện rất trễ trong làng hề kịch Sài Gòn, nhưng ông được ưu ái xếp vào Thất hài đế, hầu như là gương mặt phải có trong mọi đại nhạc hội ở Sài Gòn.

Sau ngày Việt Nam thống nhất, ông vào biên chế các đoàn cải lương Sài Gòn 3, Cầu Ngang, Sông Hậu 1. Tuy nhiên, vì nghiện rượu kèm chứng xơ gan, ông chỉ kịp tham gia thêm vài băng video tấu hài rồi mất.

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kì phim mì ăn liền ngự trị thời thập niên 1990, hình ảnh người nông dân Hai Lúa lên thăm thành phố của lão nghệ sĩ Thanh Việt lại được tái hiện qua sự hóa thân của nghệ sĩ Thanh Nam - người có khuôn gương và dáng vóc nhang nhác Thanh Việt nhưng kém nhiều tuổi - qua phục trang áo lụa trắng, đội nón cối, xỏ đôi dép lào, tay xách cái bị. Phong cách tấu hài của ông về sau thường được giới mộ điệu gọi là hề râu quặp[2], thiên về hình thể.

Tới đầu thập niên 2010 lại có nghệ sĩ Trường Giang hóa thân vai Mười Khó với tạo hình bắt chước lối diễn đã thành đặc trưng của Thanh Việt.

Vai diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân khấu
Điện ảnh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Thất hài đế
Hoàng Mai | Khả Năng | Thanh Việt | Tùng Lâm | Thanh Hoài | Phi Thoàn | Văn Chung | Văn Hường | La Thoại Tân | Xuân Phát
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Sau khi Guy thả Yuuki chạy về Đế Quốc không lâu thì anh Yuuki lên làm trưởng quan của một trong ba quân đoàn của Đế Quốc
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji
 Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Cư dân mới của cảng Liyue: Xianyun - Hạc Sứ Cõi Tiên
Nhắc tới Xianyun, ai cũng có chuyện để kể: cô gái cao cao với mái tóc búi, nhà chế tác đeo kính, người hàng xóm mới nói rất nhiều
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"