Wikipedia:Liên kết ngoài

Bài viết trên Wikipedia có thể chứa liên kết đến trang Web bên ngoài Wikipedia. Các trang Web bên ngoài đó có thể chứa các nghiên cứu và khảo sát sâu hơn, với tính chính xác và đúng chủ đề; các thông tin không thể được thêm vào bài viết vì các lí do như bản quyền hoặc khối lượng nội dung (như thống kê về vận động viên chuyên nghiệp, danh sách tham gia chương trình TV hoặc phim ảnh, nội dung cuộc phỏng vấn, hoặc sách trực tuyến); hoặc các nội dung có liên quan và có ý nghĩa khác không thích hợp để đưa vào bài viết vì những lí do không liên hệ với tính đáng tin cậy của chúng (như bài tổng quan, phỏng vấn).

Một vài liên kết ngoài thì được hoan nghênh (xem Những gì nên được đưa vào liên kết ngoài bên dưới), nhưng Wikipedia không có mục đích chứa một danh sách toàn diện các liên kết ngoài liên quan đến từng chủ đề. Không nên liên kết đến trang Web bên ngoài Wikipedia trừ khi có lí do chính đáng. Lưu ý rằng vì Wikipedia sử dụng thẻ nofollow trong câu lệnh HTML nên liên kết ngoài có thể không làm thay đổi thứ tự xếp hạng ở các cỗ máy tìm kiếm.

Nếu trang Web bạn muốn liên kết đến chứa thông tin chưa có trong bài viết, hãy cân nhắc sử dụng nó như là nguồn tham khảo trước. Xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc để biết các hướng dẫn về nguồn trích dẫn.

Hướng dẫn trong bài viết này đề cập đến liên kết ngoài hơn là chú thích nguồn gốc. Cần cẩn thận không xoá các liên kết được dùng làm nguồn tham khảo. Không cần thiết thêm liên kết đã được dùng làm nguồn tham khảo vào phần liên kết ngoài.

Các điểm quan trọng cần ghi nhớ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Số liên kết nên giữ ở mức tối thiểu. Thiếu liên kết ngoài, hoặc số lượng ít liên kết ngoài không là lí do thêm liên kết ngoài.
  2. Cố gắng tránh liên kết nhiều trang từ cùng một trang web; thay vào đó, tìm một trang thích hợp từ trang đó.

Các giới hạn về tạo liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định của Wikipedia, cũng như vì các lí do kĩ thuật, người viết hạn chế liên kết đến những nơi dưới đây mà không có ngoại lệ:

  1. Các trang Web vi phạm bản quyền không nên được liên kết đến. Liên kết đến các trang web hiển thị tác phẩm được giữ bản quyền khả dĩ chấp nhận được khi trang Web đó có giấy phép của tác phẩm. Chủ ý dẫn dắt người khác đến trang Web vi phạm bản quyền cũng là vi phạm. Nếu bạn biết rằng một trang Web bên ngoài chứa tác phẩm bị vi phạm bản quyền của người tạo ra nó, đừng liên kết đến bản sao chép của tác phẩm đó. Liên kết đến một trang phân phối bất hợp pháp tác phẩm của người khác tạo một cái nhìn không tốt trên Wikipedia và người viết. Cụ thể như khi liên kết đến các trang như YouTube, cần kiểm tra đúng mức để tránh liên kết đến nội dung vi phạm bản quyền.
  2. Các trang thuộc danh sách đen spam. Các trang chứa các liên kết đó không lưu được.

Liên kết đến những gì

[sửa | sửa mã nguồn]

Có vài điều nên xem xét trước khi thêm một liên kết ngoài:

  • Người đọc có thể truy cập đến?
  • Thích hợp trong ngữ cảnh của bài viết (hữu dụng, thẩm mĩ, thông tin, dữ kiện,v.v)

Mỗi liên kết nên được xem xét trên phẩm chất của nó, theo hướng dẫn sau đây. Khi số lượng liên kết ngoài đến bài viết tăng lên, sự đánh giá sẽ trở nên khắt khe hơn.

Khi đánh giá một liên kết ngoài bạn chỉ cần tự hỏi: Tại sao liên kết này không dùng làm nguồn cho bài viết? Nếu câu trả lời là "vì nó không bao giờ là nguồn đáng tin cậy cho bất cứ điều gì," thì bạn đừng dùng liên kết đó. Nếu câu trả lời là, "liên kết đó là tài nguyên rất tốt và tuân theo quy định về thông tin kiểm chứng được của Wikipedia, bạn có thể đưa liên kết vào và hi vọng một ai khác sẽ dùng nội dung từ nguồn đó vào bài viết. Nếu câu trả lời là, "vì nội dung của liên kết ngoài quá dài và không thể tóm tắt trong bài viết, nhưng nó là nguồn tin cậy," bạn có thể cân nhắc thêm liên kết đó vào. Nhưng tốt hơn, hãy thảo luận ở trang thảo luận với người viết khác về tính thích hợp của việc thêm một liên kết mới vào.

Những liên kết nào nên được đưa vào

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bài viết về tổ chức, cá nhân, trang web, hay thực thể khác nên liên kết đến trang chính thức.
  2. Bài viết về một quyển sách, tổng phổ nhạc, hoặc một số phương tiện khác nên liên kết đến trang chứa bản của tác phẩm nếu không vi phạm các tiêu chuẩn về tránh liên kết.
  3. Các trang chứa thông tin trung lập và chính xác mà không thể tích hợp vào bài viết Wikipedia do vấn đề bản quyền, khối lượng nội dung (như thống kê về vận động viên chuyên nghiệp, danh sách tham gia chương trình TV hoặc phim ảnh, nội dung cuộc phỏng vấn, hoặc sách trực tuyến), hoặc các lí do khác.
  4. Các trang chứa nội dung liên quan và có ý nghĩa khác không thích hợp để bao gồm trong bài viết, như bài tổng quan, phê bình, phỏng vấn.

Liên kết được cân nhắc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Đối với album nhạc, phim, sách và các tác phẩm sáng tạo khác: bài phê bình chuyên nghiệp.
  2. Trang rất lớn nên được xem xét từng trường hợp. Ở cấp độ toàn thế giới, nhiều người dùng Wikipedia với đường kết nối tốc độ thấp. Các trang lớn bất thường cần được chú thích rõ.
  3. Danh sách dài các liên kết là không thích hợp. Wikipedia không là kho chứa các liên kết. Nếu bạn tìm thấy một danh sách dài các liên kết trong bài viết, bạn có thể đặt tiêu bản {{Quá nhiều liên kết ngoài}} vào phần "Liên kết ngoài". Khi những người tham gia viết bài không đạt đồng thuận về một danh sách thích hợp của các liên kết, một liên kết đến một thể loại thư mục web được chọn lọc nên được dùng cho đến khi đạt đồng thuận. Dự án thư mục mở (dmoz.org) thường là một nơi trung lập có thể đưa vào với tiêu bản {{dmoz}}.
  4. Các trang không đáp ứng tiêu chuẩn đáng tin cậy vẫn có thể chứa thông tin về chủ thể của bài viết từ các nguồn thông thạo. Thí dụ một blog do chủ thể của một bài tiểu sử viết.

Các liên kết thông thường nên tránh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại trừ liên kết đến trang chủ thể của bài viết hoặc trang chính thức của chủ thể bài viết—và không bị cấm bởi các giới hạn về tạo liên kết—người viết nên tránh:

  1. Bất cứ trang nào không cung cấp tài nguyên đặc trưng hơn những gì bài viết có thể chứa nếu nó trở thành bài viết chọn lọc.
  2. Bất cứ trang nào đánh lừa người đọc bằng thông tin không chính xác hay nghiên cứu không kiểm chứng được. Xem Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy.
  3. Liên kết chủ yếu nhằm quảng cáo một trang web.
  4. Liên kết đến các trang chủ yếu để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Thí dụ, thay vì liên kết đến một trang hiệu sách thương mại, hãy dùng định dạng liên kết "ISBN", cho người đọc cơ hội tìm kiếm các nguồn sách miễn phí và có phí rộng rãi.
  5. Liên kết đến các trang có số lượng quảng cáo nhiều và gây khó chịu.
  6. Liên kết đến các trang cần trả tiền hoặc đăng kí để xem nội dung có liên quan.
  7. Các trang không thể truy cập được đối với một số đáng kể người dùng, như các trang chỉ hoạt động với một trình duyệt nào đó mà thôi.
  8. Liên kết trực tiếp đến tài liệu cần ứng dụng bên ngoài (như Flash hay Java) để xem nội dung liên quan, trừ khi bài viết là về đa phương tiện (rich media) đó. Nếu bạn liên kết đến nội dung như vậy, hãy ghi chú ứng dụng nào cần thiết để mở.
  9. Liên kết đến cỗ máy tìm kiếm và trang kết tập kết quả tìm kiếm.
  10. Liên kết đến các trang mạng xã hội (như MySpace), diễn đàn thảo luận hay USENET.
  11. Liên kết đến blog hoặc trang web cá nhân, ngoại trừ những trang được viết từ người có thẩm quyền được công nhận.
  12. Liên kết để mở wiki, trừ những trang có lịch sử ổn định đáng kể và có số người biên tập đáng kể.
  13. Các trang chỉ liên hệ gián tiếp đến chủ đề bài viết: liên kết nên liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết. Một trang tổng quát chứa thông tin về nhiều loại chủ đề thường không nên được liên kết đến từ bài viết về chủ đề chuyên biệt hơn. Tương tự, một trang web về một chủ đề cụ thể thường không nên được liên kết đến từ một bài viết về chủ đề tổng quát. Nếu một phần của trang web tổng quát được dành riêng cho chủ đề của bài viết, và đáp ứng các tiêu chuẩn liên kết khác, thì phần đó có thể được liên kết sâu (deep linking).

Quảng cáo và xung đột về quyền lợi

[sửa | sửa mã nguồn]

Do Wikipedia ngày càng được quan tâm và số lưu lượng đến một trang web mà Wikipedia có thể mang lại, nảy sinh cám dỗ sử dụng Wikipedia để quảng cáo cho trang web. Điều này gồm cả các trang thương mại và không thương mại. Bạn nên tránh liên kết đến trang web bạn sở hữu, bảo trì hoặc đại diện, ngay cả khi các hướng dẫn ngụ ý rằng nó nên được liên kết. Nếu liên kết là trang mang thông tin và có liên quan, hãy cân nhắc đề cập nó trên trang thảo luận và để những người viết Wikipedia trung lập và độc lập quyết định có thêm vào hay không. Điều này tuân theo hướng dẫn về xung đột quyền lợi.

Hiện nay một số người có vẻ có spambot có khả năng spam wiki từ vài bộ máy wiki khác nhau, tương tự các script gửi đến sổ khách thăm và blog. Nếu bạn bắt gặp một bot thêm liên kết ngoài, hãy kiểm tra các wiki ngôn ngữ khác xem tấn công này có phổ biến không. Nếu có, hãy liên lạc với một sysop trên meta-wiki; họ có thể thêm bộ lọc văn bản trên toàn Wikimedia. Sysop sẽ cấm các bot ngay khi phát hiện.

Các trang cần đăng kí

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang cần đăng kí hoặc trả tiền nên tránh vì chúng thường hạn chế đối với hầu hết người đọc. Hầu hết báo trực tuyến cần đăng kí để truy cập một số hoặc toàn bộ nội dung, một số khác cần trả tiền. Tạp chí trực tuyến thường cần trả tiền để truy cập trang hoặc truy cập nội dung cao cấp. Nếu bài báo hoặc tạp chí cũ được lưu trữ, thường cần khoản phí để truy cập chúng.

Các trang cần đăng kí hoặc trả phí không nên liên kết trừ khi chính trang web đó là chủ đề của bài viết.

Liên kết đến ngôn ngữ nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt nên dành ưu tiên cho trang Web tiếng Việt. Tuy nhiên, vì tài nguyên thông tin tiếng Việt chưa nhiều và chưa đầy đủ, cũng như sự phổ biến của tiếng Anh, liên kết đến trang dùng tiếng Anh có thể được sử dụng.

Liên kết đến các ngôn ngữ khác có thể được dùng khi trang chính thức của nó không có tiếng Việt.

Khi liên kết đến trang ngoại ngữ, hãy đánh dấu liên kết với biểu tượng ngôn ngữ bằng mã ngôn ngữ 2 chữ cái: thí dụ {{es icon}}, {{fr icon}}, v.v

trang tái định hướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang tái định hướng URL không nên được dùng, thí dụ như tinyurl.com và makeashorterlink.com. Hầu hết các trang này được liệt kê trong danh sách đen spam vì chúng thường bị làm dụng bởi các spammer liên kết; vì vậy bạn không thể lưu bài viết chứa liên kết đó. Do trang tái định hướng URL có thể được thêm vào danh sách đen khi lạm dụng xảy ra, bạn có thể tạo rắc rối cho người viết sau này khi sử dụng chúng.

Các trang URL thường trực (PURL), như purl.org, lại là một trường hợp khác, vì đôi khi phiên bản PURL được người sở hữu trang xem là URL chính thức hơn là cái URL trực tiếp—khi đó PURL nên được dùng.

Nhìn chung liên kết đến nơi chính xác thì được ưa thích hơn. Thí dụ, nếu example.com được tái định hướng tự động đến tripod.com/example, tốt hơn bạn nên liên kết đến trang chính xác, cho dù webmaster xem địa chỉ tái định hướng là chính thức hơn.

Đa phương tiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể chấp nhận liên kết đến các trang được kết xuất ở định dàng HTML thông thường hoặc văn bản thuần tuý. Hãy kiểm tra xem loại nội dung của trang được dẫn đến là "text/html", "text/plain", hay "application/xhtml+xml" vì thay vào đó một số trang có thể kết xuất chỉ bằng plugin phụ thuộc vào nền tảng. Tránh liên kết trực tiếp đến nội dung cần phần mềm đặc biệt để mở, hoặc một add-on của một trình duyệt. Liên kết đến một trang kết xuất ở dạng HTML thông thường chứa liên kết nhúng đa phương tiện luôn được ưa thích hơn.

Trong trường hợp liên kết đến nội dung đa phương tiện được cho thấy là thích hợp, cần cung cấp rõ ràng kĩ thuật cần thiết để truy cập nội dung đó, như ở các thí dụ sau:

Liên kết đến YouTube, Google Video và các trang tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có quy định cấm chung đối với liên kết đến các trang này trừ khi liên kết đó vi phạm hướng dẫn ở trang này. Xem Wikipedia:Bản quyền cho việc cấm liên kết đến các trang vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ.

Tránh thiên lệch quá mức về một quan điểm cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở bài viết với nhiều quan điểm khác nhau, số lượng liên kết cho một quan điểm không nên áp đảo số lượng dành cho các quan điểm ngang bằng khác, cũng không thiên lệch quá mức về quan điểm thiểu số. Hãy thêm lời bình luận về những liên kết này để thông báo cho người đọc quan điểm của chúng. Xem thêm Wikipedia:Thái độ trung lập.

Tuổi thọ của liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều rất quan trọng là cần xem xét liên kết có khả năng giữ tính tương quan và chấp nhận được đối với bài viết trong tương lai trước mắt không. Thí dụ, không có ích khi liên kết đến một trang nhà thay đổi thường xuyên và chỉ tình cờ có bức ảnh hoặc bài viết liên quan ở trang đầu của nó vào lúc đó.

Có thể làm gì với liên kết ngoài chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết đến các URL chết trong danh sách liên kết ngoài không có ích gì cho bài viết Wikipedia, và nó nên được loại bỏ hoặc cập nhật với phiên bản lưu trữ, có thể tìm thấy ở Máy lưu trữ Internet. Lưu ý là vấn đề này có thể hoàn toàn khác khi liên kết được dùng làm tham khảo: xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc.

Lưu ý rằng một số liên kết chết có thể gây ra bởi hành động phá hoại (như làm mất khả năng sử dụng của liên kết đến sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm được kẻ phá hoại ủng hộ): cần kiểm tra xem có phiên bản hoạt động trước đó của liên kết trong lịch sử bài viết. Một số phá hoại kiểu này khá tinh tế, như tháy chữ cái ASCII trong URL với chữ cái Kirin đồng dạng.

trang bị chiếm đoạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Độ khi một trang sẽ bị "chiếm đoạt," mặc dù URL vẫn hợp lệ nhưng nó chỉ đến một trang có nội dung khác hoặc bị thay đổi. Nguyên nhân thường gặp là tên miền của trang đã hết hạn và được mua lại với mục đích khác. Liên kết đến trang bị chiếm đoạt được xem là liên kết chết.

Cách tạo liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết không kèm theo văn bản (mã và kết quả xuất ra):

[http://example.com/]

[1]

Liên kết chứa văn bản:

[http://example.com/ trang web example.com được uỷ thác bởi RFC]

trang web example.com được uỷ thác bởi RFC

Nội dung theo sau khoảng trắng được xem là văn bản dùng cho liên kết. Liên kết wiki không thể được nhúng vào văn bản liên kết, thay vào đó chọn từ thích hợp để tạo liên kết.

"[http://example.com/ trang web example.com] được uỷ thác bởi [[RFC]]". 

"trang web example.com được uỷ thác bởi RFC".

Phần liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần liên kết ngoài thường được đặt cuối bài viết. Header "Liên kết ngoài" được định dạng ở mức 2 (tức là ==Liên kết ngoài==), tiếp theo bởi danh sách hình đạn các liên kết. Bạn nên cung cấp cho người đọc tóm tắt nội dung trang web hoặc các thông tin trích dẫn có ý nghĩa.

==Liên kết ngoài==
* [http://example1.com/ Liên kết 1]
* [http://example2.com/link Liên kết 2]

Tham khảo và trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang được dùng tham khảo khi tạo bài viết nên được liên kết ở phần tham khảo chứ không ở phần liên kết ngoài. Xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Chú thích nguồn gốc để biết thêm hướng dẫn và cách định dạng cho việc trích dẫn.

Tìm kiếm liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc biệt:Linksearch là công cụ tìm kiếm liên kết từ bài viết Wikipedia đến một trang bên ngoài Wikipedia. Thí dụ, tất cả các trang Wikipedia liên kết đến Yahoo.com

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao 'Arcane' là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế? Nó được trình chiếu cho khán giả toàn cầu nhưng dựa trên tiêu chuẩn khắt khe để làm hài lòng game thủ
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tổng hợp một số danh hiệu "Vương" trong Tensura
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc