Thanh lọc sắc tộc là những biện pháp để loại bỏ một cách hệ thống các dân tộc hay tôn giáo trong một lãnh thổ nhất định, do sắc tộc quyền lực hơn thực hiện, nhằm mục đích làm cho lãnh thổ đó "thuần chủng" hay đồng nhất về sắc tộc và/hoặc tôn giáo [1]. Những biện pháp này có thể là dùng vũ lực hay hăm dọa để xua đuổi, trục xuất, chuyên chở sang một vùng khác, cũng như giết người hàng loạt và cưỡng hiếp diệt chủng.
Thanh lọc sắc tộc thường đi kèm với nỗ lực loại bỏ sự hiện diện về vật chất và văn hóa của các nhóm đối tượng trên lãnh thổ thông qua việc phá hủy nhà cửa, các trung tâm xã hội, các cơ sở hạ tầng và trang trại, và xâm phạm các di tích, nghĩa trang, và những nơi thờ phụng.
Thuật ngữ này hay được dùng từ năm 1992, để mô tả những trường hợp xảy ra trong cuộc nội chiến Nam Tư và sau đó cho những hoàn cảnh tương tự trên khắp thế giới.[2][3].
Để mà buộc một nhóm dân di chuyển sang một vùng khác, các thủ phạm thường dùng những hành động bạo lực như tra tấn, hiếp dâm, giết người, cũng như phá hoại, tiêu hủy nhà cửa, và cướp của.[2]
^Thum, Gregor (2006–2007). “Ethnic Cleansing in Eastern Europe after 1945”. Contemporary European History. 19 (1): 75–81. doi:10.1017/S0960777309990257.
de Zayas, Alfred M.: Nemesis at Potsdam, Routledge, London 1977.
de Zayas, Alfred M.: A Terrible Revenge. Palgrave/Macmillan, New York, 1994. ISBN 1-4039-7308-3.
de Zayas, Alfred M.: Die deutschen Vertriebenen. Leopold Stocker, Graz, 2006. ISBN 3-902475-15-3.
de Zayas, Alfred M.: Heimatrecht ist Menschenrecht. Universitas, München 2001. ISBN 3-8004-1416-3.
de Zayas, Alfred M.: "The Right to One's Homeland, Ethnic Cleansing and the International Criminal Tribunal for the Former Yugoslavia", Criminal Law Forum (2005)
de Zayas, Alfred M.: "Forced Population Transfer" in Max Planck Encyclopedia of Public International Law, Oxford online 2010.
Douglas, R.M.: Orderly and Humane. The Expulsion of the Germans after the Second World War. Yale University Press, 2012. ISBN 978-0300166606.
Prauser, Steffen and Rees, Arfon: The Expulsion of the "German" Communities from Eastern Europe at the End of the Second Century. Florence, Italy, European University Institute, 2004.