Thiên hoàng Chūkyō

Trọng Cung Thiên hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 85 của Nhật Bản
Trị vì13 tháng 5 năm 122129 tháng 7 năm 1221
(77 ngày)
ShikkenHōjō Yoshitoki
Tiền nhiệmThiên hoàng Juntoku
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Horikawa
Thông tin chung
Sinh(1218-10-30)30 tháng 10, 1218
Mất18 tháng 6, 1234(1234-06-18) (15 tuổi)
An tángKujō no Misasagi (Kyoto)
Thân phụThiên hoàng Juntoku
Thân mẫuFujiwara no Ritsushi

Chūkyō (仲恭 Chukyo-Tenno ?) (30 tháng 10 năm 1218 - ngày 18 tháng 6 năm 1234) là Thiên hoàng thứ 85 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều đại của ông kéo dài trong 3 tháng của năm 1221. Tên của vị Thiên hoàng nhỏ tuổi này (Chūkyō) đã không được đề cập trong bảng danh sách Thiên hoàng truyền thống bởi thời gian trị vị quá ngắn của ông, mãi đến thời Thiên hoàng Minh Trị (1870) mới được ghi lại trong bảng danh sách[1]. Lăng mộ của ông hiện nằm ở gần Tōfuku-ji thuộc vùng Fushimi-ku, Kyoto.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lên ngôi Thiên hoàng, ông có tên cá nhân của mình (imina)[2] là Kanenari -shinnō (懐成親王 ?)[3]

Ông là con trai đầu tiên của Thiên hoàng Juntoku. Mẹ ông là Ritsuko (?) (立子), con gái của Kujo Yoshitsune. Ngay từ khi mới sinh ra, hoàng tử được nuôi dưỡng trong cung bởi mẹ và ông nội là Thiên hoàng Go-Toba.

Lên ngôi Thiên hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4/1221, theo lệnh của ông nội là Go-Toba, ông được cha là Thiên hoàng Juntoku đặt lên ngai vàng[4] để làm cuộc loạn Jōkyū đối phó với sự chuyên quyền của Shikken Hōjō Yoshitoki (1205-1224).

Tháng 7/1221, loạn Jōkyū do ông nội là Go-Toba phát động bị thất bại, Thiên hoàng Chūkyō lập tức bị truất phế và thay vào ngôi vị của ông là thân vương Yutahito, người anh em họ của ông. Thân vương sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Horikawa.

Thoái vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi rời ngôi, ông sống một cuộc sống khép kín khiến nhiều người xung quanh không hay biết gì về sự hiện diện của ông trong lịch sử Nhật Bản. Thực vậy, chỉ 2 ngày sau khi rời ngôi, việc đăng quang ngôi Thiên hoàng của ông đã không được công nhân. Ông được biết đến với tên "Thiếu Đế" hay "Phế Đế" theo cách gọi của Trung Quốc, "Thiên hoàng bị truất phế" theo cách gọi của Nhật Bản. Ông được gọi với nhiều tên khác nhau: Kujō Haitei, 九条廃帝), Half-Emperor (半帝), và Later Dethroned Emperor (Go-Haitei).

Năm 1870, tên gọi và danh xưng của vị Thiên hoàng bị truất phế này đã được công nhận[5].

  • Sesshō, Kujō Michiie, 1193–1252.
  • Sadaijin, Kujō Michiie.
  • Udaijin
  • Nadaijin
  • Dainagon '

Niên hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Jōkyū (1219–1222)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp. 236-237; Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp. 343-344; Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki pp.. 223-226.
  2. ^ Brown, pp. 264;
  3. ^ Titsingh, p. 148; Brown, p. 343; Varley, p. 223.
  4. ^ Titsingh, p. 236; Brown, p.343; Varley, p. 44;
  5. ^ Brown, p. 343-344 n.104.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Người hâm mộ bóng đá yêu mến CLB của mình vì nhiều lý do khác nhau, dù hầu hết là vì lý do địa lý hay gia đình
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Nhật thực: Sự kỳ diệu của tự nhiên HAY sự báo thù của quỷ dữ?
Từ thời xa xưa, con người đã cố gắng để tìm hiểu xem việc mặt trời bị che khuất nó có ảnh hưởng gì đến tương lai
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha