Thiên hoàng Go-Kōmyō | |
---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |
Thiên hoàng thứ 110 của Nhật Bản | |
Trị vì | 14 tháng 11 năm 1643 – 30 tháng 10 năm 1654 (10 năm, 350 ngày) |
Lễ đăng quang | 2 tháng 12 năm 1643 |
Chinh di Đại Tướng quân | Tokugawa Iemitsu Tokugawa Ietsuna |
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Meishō |
Kế nhiệm | Thiên hoàng Go-Sai |
Thông tin chung | |
Sinh | 20 tháng 4 năm 1633 |
Mất | 30 tháng 10, 1654 | (21 tuổi)
An táng | 23 tháng 11 năm 1654 Nguyệt Luân Lăng (Kyoto) |
Phối ngẫu | Niwata Hideko |
Hậu duệ | Công chúa Takako |
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản |
Thân phụ | Thiên hoàng Go-Mizunoo |
Thân mẫu | Sono Mitsuko |
Thiên hoàng Go-Kōmyō (後光明天皇 (Hậu Quang Minh thiên hoàng)/ ごこうみょうてんのう Go-Kōmyō-Tennō , 20 tháng 4, 1633 – 30 tháng 10, 1654) là Thiên hoàng thứ 110[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2]. Triều Go-Kōmyō kéo dài từ năm 1643 đến năm 1654[3].
Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina) là Tsuguhito (紹仁 ?)[4]; và danh hiệu trước khi lên ngôi của ông Suga-no-miya (素鵞宮 ?)[5].
Ông là con trai thứ tư của Thiên hoàng Go-Mizunoo. Mẹ ông là Fujiwara no Mitsuko, con gái của viên Tả đại thần họ Fujiwara - người sau này được phong làm Tōfuku-mon'in[6]. Nữ hoàng Meishō là chị gái của Hoàng hậu trước của Thiên hoàng Go-Mizunoo.
Thân vương sống cùng gia đình Hoàng tộc tại cung điện Heian. Gia đình của ông chỉ có duy nhất một con gái và không có người con trai nào:
Năm 1642, Thân vương được chị là Thiên hoàng Meishō phong làm Thái tử.
Tháng 10/1643, sau khi chị cả của ông là Thiên hoàng Meishō thoái vị, Thân vương nhận chiếu kế vị[8].
Ngày 14 tháng 11 năm 1643, Thân vương chính thức đăng quang ngôi vua[8], lấy hiệu là Thiên hoàng Go-Kōmyō. Ông lấy niên hiệu của chị rồi lập thành niên hiệu Kan'ei nguyên niên (1643-1644).
Năm 1645, Thiên hoàng phong Shogun Tokugawa Iemitsu làm Tả đại thần[5].
Năm 1649, có một trận động đất lớn ở Edo.
Năm 1652, Nihon Odai Ichiran[9] được xuất bản lần đầu ở Kyoto dưới sự bảo trợ của tairō Sakai Tadakatsu, Daimyo miền Obama của tỉnh Wakasa[5].
Năm 1653, một trận hỏa hoạn lớn phá hủy phần lớn các cung điện Hoàng gia. Ngay sau đó, chính quyền cho bắt giam nhiều cô gái 12- 14 tuổi vào ngục, vì có liên quan đến trận hỏa hoạn đó[5].
Tháng 7/1654, Ingen, một nhà sư Trung Hoa đã sang Nhật Bản. Ý định của ông là cải cách thực hành của Phật giáo ở Nhật Bản.
Ngày 30 tháng 10 năm 1654 (Joo 3, ngày 20 tháng 9 âm lịch): Thiên hoàng đột ngột băng hà[7] vì bệnh đậu mùa[10]. Ông được chôn cất tại Sennyū-ji[11] vào đầu tháng 11/1654 (15 tháng 10 âm lịch). Sau khi ông qua đời, em trai là Thân vương Nagahito sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Sai.