Thuốc lá là một sản phẩm nông nghiệp thu hoạch bằng cách lấy lá của những loài thực vật thuộc chi Nicotiana (cây thuốc lá). Nó có khả năng gây nghiện, người ta dùng nó để hút, nhai..., việc trồng cây thuốc lá đã gây ra nhiều tranh cãi. Chất nicotin trong thuốc lá (trung bình một điếu thuốc tẩm một lượng khoảng 1 mg nicotin) hoạt động như một chất kích thích cho các động vật có vú và là một trong những nhân tố chính chịu trách nhiệm cho việc lệ thuộc vào việc hút thuốc lá. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, "Nghiện nicotin đã và đang là những thói nghiện ngập khó bỏ nhất"[1]
Loài thương mại chính là N. tabacum, được cho là loài bản địa của vùng nhiệt đới châu Mỹ, cũng giống như những loài nicotiana khác, nhưng nó đã được trồng rất lâu đời và không còn ai biết nguồn gốc hoa dại của nó nữa. N. rustica, một loài có lá cháy nhanh, có nguồn gốc ở Virginia, nhưng hiện nó được trồng chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Nga. Nicotin alkaloit gây nghiện được coi là thành phần đặc trưng nhất của thuốc lá nhưng những tác hại của thuốc lá có thể có nguồn gốc từ hàng ngàn chất khác sinh ra trong khi hút ở dạng khói như polycyclic aromatic hydrocarbons (như benzopyrene), formaldehyde, cadmi, nicken, arsen, tobacco-specific nitrosamines (TSNAs), phenol, và nhiều chất khác.[2] Thuốc lá cũng chứa các alkaloid beta-carboline là các chát ức chế oxy hóa các monoamin.[3]
Sản lượng lá thuốc tăng từ 40% giữa năm 1971, từ 4,2 triệu tấn, và năm 1997 khoảng 5,9 triệu tấn.[4] Theo FAO, sản lượng lá thuốc đã được trông đợi đạt mốc 7,1 triệu tấn năm 2010. Con số này hơi thấp hơn sản lượng cao kỷ lục năm 1992 vào khoảng 7,5 triệu tấn.[5] Tốc độ tăng sản lượng chủ yếu là do mở rộng sản xuất ở các quốc gia đang phát triển, với tốc độ tăng 128%.[6] Cùng thời gian này, sản lượng ở các nước đang phát triển thực sự giảm.[5] Sản lượng thuốc lá tăng của Trung Quốc là yếu tố riêng lẻ lớn nhất góp phần làm tăng sản lượng trên toàn cầu. Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường thế giới với sản lượng tăng từ 17% năm 1971 lên 47% năm 1997.[4] Sự tăng trưởng này có thể giải thích một phần là do thuế suất nhập khẩu cao đối với thuốc lá bên ngoài vào Trung Quốc. Trong khi thuế suất này giảm từ 64% năm 1999 xuống còn 10% năm 2004,[7] nó vẫn dẫn đầu ở mức địa phương, xí-gà Trung Quốc được ưa thích hơn do giá thấp.
Mỗi năm 6,7 triệu tấn thuốc lá được sản xuất trên toàn thế giới. Các quốc gia sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc (39,6%), Ấn Độ (8,3%), Brazil (7,0%) và Hoa Kỳ (4,6%).[8]
^ abFood and Agriculture Organization of the United Nations. "Projection of tobacco production, consumption and trade for the year 2010." Rome, 2003.
^ abThe Food and Agriculture Organization of the United Nations.Higher World Tobacco use expected by 2010-growth rates slowing down." (Rome, 2004).
^Rowena Jacobs, et. al, "The Supply-Side Effects Of Tobacco Control Policies," in Tobacco Control in Developing Countries, Jha and Chaloupka eds., Oxford University Press, 2000.
^Hu T-W, Mao Z, et al. "China at the Crossroads: The Economics of Tobacco and Health". Tobacco Control. 2006;15:i37–i41.
^US Census Bureau-Foreign Trade Statistics, (Washington DC; 2005)
G. Emmanuel Guindon, David Boisclair (2003). “Past, current and future trends in tobacco use”(PDF). Washington DC: The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2008.
The World Health Organization, and the Institute for Global Tobacco Control, Johns Hopkins School of Public Health (2001). “Women and the Tobacco Epidemic: Challenges for the 21st Century”(PDF). World Health Organization. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Montesano, R., and Hall, J. (2001). “Environmental causes of human cancers”. European Journal of Cancer. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Janet E. Ash, Maryadele J. O'Neil, Ann Smith, Joanne F. Kinneary (1997) [1996]. The Merck Index (ấn bản thứ 12). Merk and Co. ISBN0412759403.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Breen, T. H. (1985). Tobacco Culture. Princeton University Press. ISBN 0-691-00596-6. Source on tobacco culture in eighteenth-century Virginia pp. 46–55
Burns, Eric. The Smoke of the Gods: A Social History of Tobacco. Philadelphia: Temple University Press, 2007.
W.K. Collins and S.N. Hawks. "Principles of Flue-Cured Tobacco Production" 1st Edition, 1993
Fuller, R. Reese (Spring 2003). Perique, the Native Crop. Louisiana Life.
Gately, Iain. Tobacco: A Cultural History of How an Exotic Plant Seduced Civilization. Grove Press, 2003. ISBN 0-8021-3960-4.
Graves, John. "Tobacco that is not Smoked" in From a Limestone Ledge (the sections on snuff and chewing tobacco) ISBN 0-394-51238-3
Killebrew, J. B. and Myrick, Herbert (1909). Tobacco Leaf: Its Culture and Cure, Marketing and Manufacture. Orange Judd Company. Source for flea beetle typology (p. 243)
Murphey, Rhoads. Studies on Ottoman Society and Culture: 16th-18th Centuries. Burlington, VT: Ashgate: Variorum, 2007 ISBN 9780754659310ISBN 0754659313
Price, Jacob M. "Tobacco Use and Tobacco Taxation: A battle of Interests in Early Modern Europe". Consuming Habits: Drugs in History and Anthropology. Jordan Goodman, et al. New York: Routledge, 1995 166-169 ISBN 0-415-09039-3
Poche, L. Aristee (2002). Perique tobacco: Mystery and history.
Tilley, Nannie May The Bright Tobacco Industry 1860–1929ISBN 0-405-04728-2. Source on flea beetle prevention (pp. 39–43), and history of flue-cured tobacco
Schoolcraft, Henry R. Historical and Statistical Information respecting the Indian Tribes of the United States (Philadelphia, 1851-57)
Shechter, Relli. Smoking, Culture and Economy in the Middle East: The Egyptian Tobacco Market 1850–2000. New York: I.B. Tauris & Co. Ltd., 2006 ISBN 1-84511-1370
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Bài viết này mục đích cung cấp cho các bạn đã và đang đầu tư trên thị trường tài chính một góc nhìn để cùng đánh giá lại quá trình đầu tư của bạn thực sự là gì