Laurent Sagart (2011)[3] và một số khác,[4][5][6] nhận ra rằng tiếng Ngõa Hương chia sẻ một số từ vựng với tiếng Thái Gia miền tây Quý Châu. Sagart (2011) xem tiếng Thái Gia là một ngôn ngữ chị em của tiếng Ngõa Hương. Hiện tại, tiếng Ngõa Hương được phân loại là một phương ngôn tiếng Trung khác biệt, không phải một ngôn ngữ phi Hán.[1][2] Nét tương đồng giữa tiếng Trung Quốc thượng cổ, tiếng Ngõa Hương, tiếng Thái Gia, và tiếng Bạch cũng được Ngũ Vân Cơ & Thẩm Thụy Thanh (2010) chỉ ra một lần nữa.[7]
Cù Kiến Tuệ & Đường Gia Tân (2017) xác định rằng tiếng Ngõa Hương và tiếng Sương Tây Miêu chẳng có mấy ảnh hưởng lên nhau.[8]
Ngũ & Thẩm (2010) ghi rằng tiếng Ngõa Hương được nói trong những làng sau.
Nguyên Lăng: Thanh Thủy Bình 清水坪, Ma Khê Phô 麻溪铺, Thái Thường 太常, Ô Túc 乌宿, Lương Thủy Tỉnh 凉水井
Lô Khê: Bát Thập Bình 八什坪, Thượng Bảo 上堡, Lương Gia Đàm 梁家谭, Bạch Sa trấn 白沙镇
Cổ Trượng: Lâm Trường 林场 của Cao Vọng Giới 高望界, Cao Phong 高峰 (tại Đào Kim thôn 淘金村, Bắc Thủy Bình 北水坪, v.v.), Nham Đầu Trại 岩头寨, Sơn Tảo 山枣, Dã Trúc 野竹, Hà Bồng 河蓬, Thảo Đàm 草潭
Thần Khê: Điền Loan 田湾, Bản Kiều 板桥, Thuyền Khê Dịch 船溪驿, Đàm Gia Phường 谭家坊
Tự Phổ: Nhượng Gia Khê 让家溪, Đại Vị Khê 大渭溪, Mộc Khê 木溪
Vĩnh Thuận: Lí Minh thôn 里明村, Trấn Khê 镇溪, Tiểu Khê 小溪 tại Vương Thôn trấn 王村镇
Lục Bảo thoại 六保话, một phương ngôn tương tự Ngõa Hương thoại, được nói ở nhiều làng đông nam Cổ Trượng (gồm Sao Cơ Điền thôn 筲箕田村, Sơn Tảo hương 山枣乡) vài nơi khác.[9] Trâu Hiểu Linh (2013) liệt kê những địa điểm sau.
Tiếng Ngõa Hương lưu giữ một vài đặc điểm của tiếng Hán thượng cổ không thấy trong hầu hết các dạng tiếng Trung hiện đại, ví dụ như âm đầu *l- của tiếng Trung thượng cổ (trở thành âm tắc răng hữu thanh trong tiếng Hán trung cổ):[10]
Ngõa Hương Cổ Trượng li6, Hán thượng cổ 地 (Baxter–Sagart) *lˤejs > Hán trung cổ dijH > Quan thoại dì "đất"
Sagart cho rằng tiếng Ngõa Hương và tiếng Thái Gia là những nhánh cổ nhất, tách ra sớm hơn cả khỏi phần còn lại của tiếng Trung.
Như tiếng Ngõa Hương, tiếng Thái Gia giữ âm *l- tiếng Trung Quốc thượng cổ, có âm xát hữu thanh ứng với *r- tiếng Trung thượng cổ, giữ lại từ 字 mà trong tiếng Trung thượng cổ nghĩa là 'yêu' (đã bị 愛 thay thế trong mọi dạng tiếng Trung khác).
Tiếng Ngõa Hương và tiếng Thái Gia còn có chung hai từ:[3]
'hai': ta⁵⁵ tiếng Thái Gia, tso⁵³ tiếng Ngõa Hương, từ 再 tiếng Trung thượng cổ *[ts]ˤə(ʔ)-s 'lại, hai lần'
'sữa': mi⁵⁵ tiếng Thái Gia, mi⁵⁵ tiếng Ngõa Hương, mà Sagart đề xuất là một từ gốc phi Hán
^ abKurpaska, Maria (2010). Chinese Language(s): A Look Through the Prism of "The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects". Walter de Gruyter. tr. 73. ISBN978-3-11-021914-2.
^ abSagart, Laurent. 2011. Classifying Chinese dialects/Sinitic languages on shared innovations. Talk given at Centre de recherches linguistiques sur l’Asie orientale, Norgent sur Marne.
^de Sousa, Hilário. 2015. The Far Southern Sinitic Languages as part of Mainland Southeast Asia. In Enfield, N.J. & Comrie, Bernard (eds.), Languages of Mainland Southeast Asia: The state of the art (Pacific Linguistics 649), 356–439. Berlin: De Gruyter Mouton. doi:10.1515/9781501501685-009.
Nếu mình không thể làm gì, thì cứ đà này mình sẽ kéo cả lớp D liên lụy mất... Những kẻ mà mình xem là không cùng đẳng cấp và vô giá trị... Đến khi có chuyện thì mình không chỉ vô dụng mà lại còn dùng bạo lực ra giải quyết. Thật là ngớ ngẩn...