Tiết Tung

Tiết Tung
Bình Dương vương
Tên chữTung
Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa
Nhiệm kỳ
763–773
Tiền nhiệmkhông có
Kế nhiệmLý Thừa Chiêu
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất17 tháng 1, 773
An nghỉTiết Tung Mộ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tiết Sở Ngọc
Anh chị em
Xue E
Hậu duệ
Tiết Bình, Tiết Vân Thạch, Tiết Xương Triều, Tiết Di Mưu, Tiết Xương Tộc, Tiết Xương Kỳ, Tiết Xương Tông, Tiết Xương Vận, Tiết Cao, Tiết Vụ, Tiết Duật
Tước hiệuBình Dương vương
Gia tộchọ Tiết Hà Đông
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Đường

Tiết Tung (chữ Hán: 薛嵩, bính âm: Xue Song, ? - 773), phong hiệu Bình Dương vương (平陽王), là tiết độ sứ Chiêu Nghĩa[1]. Ông từng có thời gian phục vụ cho chính quyền Đại Yên, sau đó quy hàng nhà Đường, nắm giữ đất phong cũ và bán li khai với triều đình.

Trong loạn An Sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiết Tung nguyên quán tại Vạn Tuyền, Giáng châu. Tổ phụ của ông là đại tướng Tiết Nhân Quý phục vụ dưới thời Đường Thái TôngĐường Cao Tông, phong tước Bình Dương quận công[2]. Ông nội của ông là danh tướng Tiết Nột phục vụ dưới thời Võ Tắc Thiên, Đường Trung Tông, Đường Duệ TôngĐường Huyền Tông. Phụ thân ông là Tiết Sở Ngọc, từng giữ chức Tiết độ sứ hai trấn Phạm Dương và Bình Lư. Ông được sử sách ghi nhận là người có sức khỏe, giỏi cưỡi ngựa bắn cung nhưng ít đọc sách.

Năm 755, An Lộc Sơn làm phản chống lại nhà Đường ở Phạm Dương[3], nhanh chóng đánh bại quân đội triều đình, chiếm được hai kinh. Tiết Tung trong thời buổi loạn lạc, khuất mình theo nghịch tặc, được giao nhiệm vụ trấn giữ vùng Tương châu. Tuy nhiên, quân Yên nhanh chóng suy yếu bởi các cuộc chính biến tranh giành ngôi vị, nhà Đường thừa cơ khôi phục lại đất đai đã mất. Năm Quảng Đức nguyên niên đời vua Đường Đại Tông, triều đình lấy lại Lạc Dương lần thứ hai. Hoàng thái tử là Thiên hạ binh mã nguyên soái, phái Bộc Cố Hoài Ân bình định vùng Hà Sóc. Tiết Tung tại Tương châu, nghe tin Sử Triều Nghĩa binh bại, vương sư sắp đến nơi, bèn đến gặp Hoài Ân xin hàng[2]. Trong những năm quân Yên liên tiếp thất bại, các tướng Yên cũng lũ lượt theo về với triều đình, như Điền Thừa Tự, Lý Bảo Thần, Lý Chánh Kỉ (người gốc Cao Ly)...

Sau loạn An Sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Đại Tông do thấy đất nước loạn lạc đã lâu, cũng chán cảnh binh đao, lại theo lời sàm tấu của Bộc Cố Hoài Ân, không hỏi gì đến tội của các tướng cũ Đại Yên đã quy hàng, vẫn cho họ trấn nhậm ở những châu quận cũ tại Hà Bắc. Có chiếu phong ông làm Tương châu thứ sử, Chiêu Nghĩa tiết độ sứ, Tương, Vệ, Hình... đẳng châu quan sát sứ. Lãnh địa của ông bao gồm sáu châu tại Hà Bắc, tương đối độc lập với triều đình.

Trong thời gian Tiết Tung tại trấn, đất Tương Vệ tương đối yên ổn, bá tánh an cư lạc nghiệp, kinh tế dần phục hồi sau những năm chiến tranh liên miên. Mấy năm sau, ông được triều đình phong chức Kiểm giáo hữu phó xạ[2], sau còn phong tước Bình Dương quận vương.

Tháng giêng năm Đại Lịch thứ tám (773), Tiết Tung qua đời[4][5]. Con trai của ông là Tiết Bình năm đó mới 12 tuổi, các quan tại trấn muốn đưa Tiết Bình lên giữ làm lưu hậu, nhưng Tiết Bình từ chối, nhường cho thúc phụ là Tiết Ế, lấy cớ chịu tang, xin về triều.

Hậu vận họ Tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Thấy Tương, Vệ có loạn, tháng 1 năm 775, Điền Thừa Tự tại Ngụy Bác[6] dụ tướng lại ở đấy làm phản. Được Thừa Tự khuyến khích, tướng Bùi Chí Thanh đuổi Tiết Ế (cháu chắt của Tiết Nhân Quý) rồi dẫn người về hàng Ngụy Bác. Tiết Ế bỏ chạy, Điền Thừa Tự lại nhân đó đưa quân tiến công vào Tương châu và Bôn châu thuộc trấn Chiêu Nghĩa. Tiết Ế xin nương nhờ triều đình, được Đường Đại Tông chấp thuận. Đường Đại Tông sai Tôn Tri Cổ đến tuyên chỉ bảo Điền Thừa Tự không nên gây chiến nhưng Điền Thừa Tự không nghe. Điền Thừa Tự còn sai Lư Tử Kì tấn công Bôn châu, Dương Quang Triều tấn công Vệ châu, giết thứ sử Tiết Hùng (con cháu của Tiết Nhân Quý). Điền Thừa Tự còn bức Tôn Tri Cổ phải lệnh cho tướng giữ ở Từ châu và Tương châu dâng đất cho ông ta. Quân Ngụy Bác chiếm được các châu Cứ, Tương, Vệ của Chiêu Nghĩa, sáp nhập vào đất Ngụy. Hai châu còn lại thuộc Chiêu Nghĩa do triều đình quản lý. Triều đình đem hai châu còn lại sáp nhập vào vùng Trạch Lộ[7], đổi tên trấn này thành Chiêu Nghĩa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trị sở nay thuộc địa phận An Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  2. ^ a b c Cựu Đường thư, quyển 124.
  3. ^ Tư trị thông giám, quyển 217
  4. ^ Tư trị thông giám, quyển 224
  5. ^ Tân Đường thư, quyển 111
  6. ^ Trị sở nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc, Trung Quốc
  7. ^ Trị sở nay thuộc Changzhi, Sơn Tây, Trung Quốc
Tiền nhiệm:
Không (chức vị thành lập)
Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa
763-773
Kế nhiệm:
Lý Thừa Chiêu
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Yuzuriha -  Jigokuraku
Nhân vật Yuzuriha - Jigokuraku
Yuzuriha (杠ゆずりは) là một tử tù và là một kunoichi khét tiếng với cái tên Yuzuriha của Keishu (傾けい主しゅの杠ゆずりは, Keishu no Yuzuriha).
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng các bạn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Game chính quy tiếp theo của thương hiệu Pokémon nổi tiếng, và là game đầu tiên giới thiệu Thế Hệ Pokémon Thứ Tám