Tiền tệ Việt Nam thời Tiền Lê

Tiền tệ Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông vào thời nhà Tiền Lê (980-1009) trong lịch sử Việt Nam.

Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử liệu cũ của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử thông giám cương mục đều có nhắc đến việc tiền Thiên Phúc được đúc từ mùa xuân năm 984. Điều này cho thấy: thứ nhất, bốn năm đầu khi lên làm vua nhà Lê vẫn dùng tiền do nhà Đinh phát hành; thứ hai, tiền đã được sử dụng nhiều hơn. Do tiền trong nước không đủ nhu cầu sử dụng, một số đồng tiền nhà Đường cũ như Khai Nguyên và nhà Tống đương thời như Thuần Hóa, Tường Phù được lưu hành trong nước Đại Cồ Việt[1].

Khảo cổ học cho thấy Thiên Phúc trấn bảo có ba loạt đều có hình thù giống tiền của nhà Đinh. Một loạt mặt trước có bốn chữ Thiên Phúc trấn bảo và mặt sau có chữ Lê (họ của vua), một loạt mặt trước giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt sau có chữ Lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì.

Sử sách không nêu rõ tỷ lệ giá trị giữa những đồng tiền trong nước phát hành và tiền Trung Quốc ra sao. Tiền Thiên Phúc nhà Tiền Lê nặng 2,3-3,2 gram, còn các đồng tiền nhà Tống nặng khoảng 3,5 gram[2]. Tại Khâm châu, việc mua bán của người Việt và người Tống bao gồm cả tiền đồng. Lê Văn Siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối[3].

Đồng tiền thời Tiền Lê

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng Thiên Phúc trấn bảo (mặt trước)
Đồng Thiên Phúc trấn bảo (mặt sau ghi chữ Lê)
  • Thiên Phúc trấn bảo

Khi cai trị, Lê Hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy nhất tiền Thiên Phúc trấn bảo, lấy tên theo niên hiệu đầu tiên. Các vua Tiền Lê sau không đúc tiền.

Khảo cổ học cho thấy Thiên Phúc trấn bảo có ba loạt đều có hình thù giống tiền của nhà Đinh. Một loạt mặt trước có bốn chữ Thiên Phúc trấn bảo và mặt sau có chữ Lê (họ của vua), một loạt mặt trước giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt sau có chữ Lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy có thể là vì trong quá trình đúc tiền, xưởng đúc đã ráp nhầm hai mặt của các khuôn đúc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky (2009), Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Đỗ Văn Ninh (1992), Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Đào Tố Uyên chủ biên (2008), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
  • Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 57
  2. ^ Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 58
  3. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 487
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao 'Arcane' là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế? Nó được trình chiếu cho khán giả toàn cầu nhưng dựa trên tiêu chuẩn khắt khe để làm hài lòng game thủ
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Mỗi người dân khi chuyển đến những vùng đảo theo quy định và sinh sống ở đó sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp là 92.000 USD
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Xích Luyện xuất thân là công chúa nước Hàn, phong hiệu: Hồng Liên. Là con của Hàn Vương, em gái của Hàn Phi
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát