Tiệc trà Boston

Tiệc trà Boston
Một phần của Cách mạng Hoa Kỳ
Tiệc trà Boston, khắc trong cuốn Lịch sử Bắc Mỹ của W. D. Cooper, London: E. Newberry, 1789[1]
Ngày16 tháng 12 năm 1773; 251 năm trước (1773-12-16)
Địa điểm
42°21′13″B 71°03′09″T / 42,3536°B 71,0524°T / 42.3536; -71.0524 (Boston Tea Party)
Nguyên nhânTea Act
Mục tiêuĐể phản đối việc Quốc hội Anh đánh thuế trà. "không có đại diện, không đóng thuế".
Hình thứcNém trà xuống cảng Boston
Kết quảĐạo luật cưỡng chế
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Nhân vật thủ lĩnh
Samuel Adams
Paul Revere
William Molineux
và khác "Sons of Liberty"...
Thomas Hutchinson

Tiệc trà Boston là một cuộc biểu tình mang tính chính trịthương mại của Mỹ diễn ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1773, bởi Sons of LibertyBoston thuộc bang Massachusetts của thuộc địa Mỹ.[2] Mục tiêu là phản đối Đạo luật Trà (ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1773), cho phép Công ty Đông Ấn Anh bán trà từ Trung Quốc tại các thuộc địa của Mỹ mà không phải trả thuế ngoài các khoản thuế trong Đạo luật Townshend đã áp đặt trước đó. Sons of Liberty đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các loại thuế trong Đạo luật Townshend vì cho rằng chúng vi phạm các quyền của họ. Đáp lại, các thành viên của Sons of Liberty đã cải trang thành những người Mỹ bản địa, phá hủy toàn bộ lô hàng trà do Công ty Đông Ấn gửi đến.

Những người biểu tình đã lên tàu và ném những thùng trà xuống Cảng Boston. Chính phủ Anh coi cuộc biểu tình này là hành động của sự phản quốc và phản ứng cực kì gay gắt.[3] Vài ngày sau, Đảng Trà Philadelphia, thay vì tiêu hủy các lô hàng trà, lại gửi con tàu trở về Anh mà không dỡ hàng. Các tình tiết sau đó ngày càng leo thang và căng thẳng, dẫn đến thành cuộc Cách mạng Hoa Kỳ và biến sự kiện Tiệc trà Boston trở thành một sự kiện mang tính biểu tượng của lịch sử Hoa Kỳ. Kể từ đó, các cuộc biểu tình chính trị khác như phong trào Tiệc trà đã tự coi mình là người kế thừa lịch sử của cuộc biểu tình ở Boston năm 1773.

Tiệc trà Boston là đỉnh điểm của một chuỗi cuộc phong trào phản kháng khắp nước Mỹ chống lại các chính sách của Anh đã áp đặt lên các thuộc địa Mỹ, đặc biệt là Đạo luật Trà, một loại thuế được Quốc hội Anh thông qua năm 1773. Những người thực dân phản đối Đạo luật Trà vì tin rằng nó vi phạm nguyên tắc "không có đại diện, không đóng thuế", họ cho rằng chỉ được bị đánh thuế bởi các đại diện do chính họ bầu ra chứ không phải bởi quốc hội nơi họ không có đại diện. Công ty Đông Ấn có mối quan hệ tốt cũng đã được hưởng lợi thế cạnh tranh so với các nhà nhập khẩu trà thuộc địa, nhiều người không hài lòng với động thái này và lo ngại sẽ có thêm những hành vi làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ.[4] Những người biểu tình đã ngăn cản việc dỡ trà ở ba thuộc địa khác, nhưng tại Boston, Thống đốc Hoàng gia Thomas Hutchinson đã từ chối yêu cầu trả lại lô hàng trà về Vương quốc Đại Anh.

Tiệc trà Boston là một sự kiện quan trọng giúp đẩy nhanh và tăng cường sự ủng hộ của người thuộc địa đối với Cách mạng Hoa Kỳ. Nghị viện Anh đã đáp trả bằng cách thông qua Đạo luật cưỡng chế năm 1774, cùng với các điều khoản khác, đã chấm dứt quyền tự trị địa phương ở Massachusetts và đóng cửa các hoạt động thương mại của Boston. Những người thực dân trên khắp Mười ba thuộc địa đã phản ứng vô cùng gay gắt với Đạo luật cưỡng chế bằng các hành động phản kháng bổ sung, và bằng cách triệu tập Đại hội lục địa lần thứ nhấtPhiladelphia, kiến ​​nghị viện quốc vương Anh phải bãi bỏ các đạo luật và phối hợp kháng chiến thuộc địa đối với chúng, lên đến đỉnh điểm là Hiệp hội lục địa tháng 10 năm 1774. Cuộc khủng hoảng leo thang, dẫn đến Trận chiến Lexington và Concord vào ngày 19 tháng 4 năm 1775, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Plate opposite p. 58. Rare Book and Special Collections Division, Library of Congress (40)
  2. ^ Smith, George (17 tháng 1 năm 2012). The Boston tea party. The institute for humane studies and libertarianism.org. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ Sosin, Jack M. (12 tháng 6 năm 2022). “The Massachusetts Acts of 1774: Coercive or Preventive”. Huntington Library Quarterly. 26 (3): 235–252. doi:10.2307/3816653. JSTOR 3816653. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ Mitchell, Stacy (19 tháng 7 năm 2016). The big box swindle. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà