Trùng tia

Radiolaria
Thời điểm hóa thạch: Cambrian - Nay
Minh họa trùng tia trong Challenger Expedition 1873-76.
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Rhizaria
Liên ngành (superphylum)Retaria
Ngành (phylum)Radiolaria
Müller 1858 emend.
Các lớp

Trùng tia (Radiolaria) là các amip protozoa (động vật nguyên sinh đơn bào) (có đường kính 0,1-0,2 mm) sản xuất ra các khung xương khoáng phức tạp, đặc biệt với vỏ bọc trung tâm chia tế bào thành các phần trong và ngoài. Chúng được tìm thấy ở dạng trôi nổi trên khắp các đại dương, và phần xương còn sót lại của nó sau khi chết phủ phần lớn đáy đại dương ở dạng bùn trùng tia. Do sự thay đổi nhanh chóng trong phân loại của chúng, chúng là hóa thạch chẩn đoán quan trọng được tìm thấy từ Cambrian trở về sau. Một số hóa thạch trùng tia phổ biến như Actinomma, HeliosphaeraHexadoridium.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trùng tia và Cercozoa nằm trong một liên nhóm gọi là Rhizaria.

Về cơ bản, trùng tia được chia thành 4 nhóm: Acantharia, Nassellaria, PhaeodariaPolycystina - theo hình thái học.

Lớp chính của trùng tia là Polycystine, các loài có tạo ra khung xương silica. Nhóm này bao gồm phần lớn các hóa thạch. Chúng cũng bao gồm Acantharea, là nhóm tạo ra các khung xương stronti sulfat. Mặc dù một số đề xuất ban đầu có trái ngược nhau, nhưng các nghiên cứu về gen đã xếp 2 nhóm này gần nhau. Chúng cũng bao gồm chi riêng biệt Sticholonche, các loài này không có khung xương trong và thường được xem là heliozoa.

Ngoài ra, trùng tia cũng bao gồm Phaeodarea, nhóm tạo ra khung xương silica nhưng khác với polycystine ở một số khía cạnh khác. Tuy nhiên, theo cây phân tử, chúng chia nhánh với Cercozoa, một nhóm bao gồm các sinh vật nguyên sinh trùng roiamip khác nhau. Các loài trùng tia khác nằn gần nhưng ở ngoài Cercozoa, vì thế sự tương đồng có thể do chúng một phần có cùng tổ tiên và một phần là tiến hóa hội tụ.

Nhóm heliozoa Taxopodida theo nghiên cứu gen thì nằm trong nhóm này.

Các nghiên cứu phân tử thể hiện rằng Radiolaria được chia thành 2 dòng chính: Polycystina (Spumellaria + Nassellaria) và Spasmaria (Acantharia + Taxopodida).[1] Chúng cũng có mối quan hệ gần gũi với các nhóm trùng lỗ theo giả thiết Retaria.

Trùng tia theo Haeckel

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà sinh học người Đức Ernst Haeckel đã đưa ra các bản vẽ chi tiết tinh xảo về trùng tia, việc này giúp phổ biến các protist này trong số những người sử dụng kính hiển vi ở Victoria cùng với trùng lỗtảo cát.

Ảnh minh họa của Haeckel's Kunstformen der Natur (1904)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Krabberød AK, Bråte J, Dolven JK, Ose RF, Klaveness D, Kristensen T, Bjørklund KR, Shalchian-Tabrizi K (2011) Radiolaria divided into Polycystina and Spasmaria in combined 18S and 28S rDNA phylogeny. PLoS One 6(8):e23526.
  • Zettler, Linda A.; Sogin, ML; Caron, DA (1997). “Phylogenetic relationships between the Acantharea and the Polycystinea: A molecular perspective on Haeckel's Radiolaria”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 94 (21): 11411–11416. doi:10.1073/pnas.94.21.11411. PMC 23483. PMID 9326623.
  • P. Lopez-Garcia (2002). “Toward the Monophyly of Haeckel's Radiolaria: 18S rRNA Environmental Data Support the Sisterhood of Polycystinea and Acantharea”. Molecular Biology and Evolution. 19 (1): 118–121. PMID 11752197.
  • Sina M. Adl (2005). “The New Higher Level Classification of Eukaryotes with Emphasis on the Taxonomy of Protists”. Journal of Eukaryotic Microbiology. 52 (5): 399–451. doi:10.1111/j.1550-7408.2005.00053.x. PMID 16248873.
  • Haeckel, Ernst (2005). Art Forms from the Ocean: The Radiolarian Atlas of 1862. Munich; London: Prestel Verlag. ISBN 3-7913-3327-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan