Trương Đình Phát

Zhang Tingfa
张廷发
tướng Trương Đình Phát năm 1955
Tư lệnh (thứ 4) Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Nhiệm kỳ
1977–1985
Tiền nhiệmMã Ninh
Kế nhiệmVương Hải
Chính ủy (thứ 6) Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Nhiệm kỳ
1975–1977
Tiền nhiệmFu Chuanzuo
Kế nhiệmGao Houliang
Thông tin cá nhân
Sinh9 tháng 4, 1918
Phúc Kiến, Trung Quốc
Mất25 tháng 3, 2010(2010-03-25) (91 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Trung Quốc
Phục vụKhông quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Năm tại ngũ1933–85
Cấp bậc Thiếu tướng
Tham chiếnchiến tranh Trung-Nhật
nội chiến Trung Quốc
chiến tranh Triều Tiên
chiến tranh Trung-Việt

Trương Đình Phát (tiếng Trung: 张廷发, Zhang Tingfa; 1918–2010) là một chính khách và thiếu tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông từng là Chính ủy và Tư lệnh Không quân, và là một thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương. Ông cũng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc hai nhiệm kỳ, trước khi nghỉ hưu vào năm 1985. Ông đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật, cuộc nội chiến Trung Quốc, và chiến tranh Triều Tiên, và chỉ huy lực lượng không quân Trung Quốc trong chiến tranh Trung – Việt[1].

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Đình Phát sinh ngày 09 tháng 4 năm 1918 tại trấn Hạ Mậu, huyện Sa, tỉnh Phúc Kiến, một gia đình thợ thủ công. Ông gia nhập Hồng quân Trung Quốc trong tháng 9 năm 1933, và tham gia Vạn lý Trường chinh trong 1934–1935. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 1936[2].

Trong lần chiến tranh Trung Nhật thứ nhì, Trương là một chỉ huy trong Sư đoàn 129 của Bát lộ quân, và tham chiến trong chiến dịch Bách đoàn đại chiến. Trong năm 1944, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của tiểu quân khu bảy Quân khu Thái Hành, và tham gia một số trận chiến chống lại các lực lượng chiếm đóng của Nhật Bản ở phía Bắc Trung Quốc.

Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Trương là tư lệnh tiểu quân khu ba của Quân khu Tongbai, và chiến đấu trong nhiều trận chiến dưới sự lãnh đạo của Lưu Bá ThừaĐặng Tiểu Bình. Đặng đã đánh giá cao hiệu quả hoạt động của tiểu khu của mình trong báo cáo gửi Mao Trạch Đông. Trong tháng 5 năm 1949, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tương Phàn kiêm và Tư lệnh Tiểu quân khu Tương Phàn. Năm 1955, ông được phong quân hàm Thiếu tướng ngay trong đợt phong hàm đầu tiên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

  • 1958: Tham mưu trưởng Không quân.
  • 1962: Phó tư lệnh Không quân kiêm Tham mưu trưởng.
  • 1975: Chính ủy Không quân.
  • 1977: Tư lệnh Không quân, Ủy viên Trung ương Đảng.
  • 1977–1985: Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc,
  • 25 tháng 3 năm 2010: qua đời tại Bắc Kinh, thọ 92 tuổi.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ King C. Chen. China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications. Hoover Press. tr. 102. ISBN 978-0-8179-8573-8.
  2. ^ 张廷发同志生平 [Biography of Zhang Tingfa] (bằng tiếng Trung). Xinhua. ngày 31 tháng 3 năm 2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Epsilon (イプシロン, Ipushiron?) (Έψιλον) là thành viên thứ năm của Shadow Garden, là một trong "Seven Shadows" ban đầu.
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Khi thưởng thức một bộ Manga hay Anime hấp dẫn, hay khi tìm hiểu thông tin về chúng, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp các thuật ngữ