Trương Ngọc Ninh

Trương Ngọc Ninh
Sinh11 tháng 9, 1943 (80 tuổi)
Nam Định, Liên bang Đông Dương
Thể loạiPop
Nghề nghiệpNhạc sĩ, nhạc công, nhà sản xuất âm nhạc
Nhạc cụGuitar, piano
Năm hoạt động1959–nay
Hợp tác vớiBan nhạc Đồng Đội, ban nhạc Anh Em, ban nhạc Sao Mai, Mỹ Linh, Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên, An Hiếu

Trương Ngọc Ninh (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1943 tại Nam Định) là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc. Ông từng làm Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, Phó chủ tịch[1] và Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội (2016–2020).

Sớm tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, ông chơi guitar tại đoàn Văn công Quân khu III rồi về Quân chủng Phòng không – Không quân hơn chục năm[2]. Sau đó, ông theo học Khoa sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội và viết nên một số ca khúc nổi tiếng như "Hạt mưa mùa xuân", "Vòng tay Đam San", "Lời ru chia đôi", "Xuống chợ", bên cạnh nhạc múa Thạch Sanh hay bản giao hưởng Rừng miền Tây. Sự nghiệp của ông có được nhiều giải thưởng bao gồm Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007), Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam về khí nhạc, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất-Nhì-Ba,...[1] Ông từng là quản lý và nhà sản xuất cho các ban nhạc Đồng Đội (An Hiếu, Đức Tân, Y Vol, Thanh Hải, Sa Anh...), ban nhạc Sao Mai (Đỗ Bảo, Quốc Bình, Sơn Hải, Quốc Long,...) và ban nhạc Anh Em (Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên,...). Ông từng là giảng viên Đại học Văn hóa và Nghệ thuật Quân đội, khoa sáng tác[2] và cố vấn chương trình Bài hát Việt[3].

Trương Ngọc Ninh kết hôn với phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam Thu Hiền vào năm 1970. Họ có hai người con là Anh Quân và Hương Ly, cả hai đều theo nghiệp âm nhạc. Anh Quân (sinh năm 1971) cũng là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc[4][5] và chồng của ca sĩ Mỹ Linh[6]. Hương Ly (sinh năm 1978) từng là thành viên của ban nhạc Sao Mai, là ca sĩ và người dẫn chương trình Văn nghệ Chủ nhật[7]. Trương Ngọc Ninh và Thu Hiền ly hôn vào năm 2006 sau 10 năm ly thân[2]. Năm 2008, ông kết hôn với người vợ thứ hai kém mình 40 tuổi và có một người con trai cùng năm[8].

Sự nghiệp đồ sộ của ông có tới hơn 500 ca khúc[2]. Tác phẩm chính bao gồm sách Tuyển tập ca khúc Trương Ngọc Ninh (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) và album Trương Ngọc Ninh (1995). Chương trình Con đường âm nhạc của đài VTV3 mang tên "Biển khát" tôn vinh ông vào tháng 7 năm 2011[9]. Ông cũng là nghệ sĩ chính của chương trình Không gian nghệ thuật tháng 3 năm 2012 của đài VTV1. Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.[1]

Ngày 20 tháng 6 năm 2016, Trương Ngọc Ninh được bầu làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội nhiệm kỳ 2016–2020[10].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Biển khát"
  • "Chiều cuối đông"
  • "Hạt mưa mùa xuân"
  • "Nửa vầng trăng"
  • "Vòng tay Đam San"

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Hội viên: Trương Ngọc Ninh”. Hội nhạc sĩ Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.\
  2. ^ a b c d “Tình yêu mới của Trương Ngọc Ninh”. An ninh thế giới. ngày 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh "Biết đâu năm nay tôi sẽ dự thi Bài hát Việt". Bài hát Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh góp vui cùng các tác giả trẻ”. Hà Nội mới. ngày 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Trương Ngọc Ninh cùng con trai Anh Quân tham gia Bài hát Việt”. VOV. ngày 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ “Mỹ Linh kể chuyện cãi bố chồng”. Vietnamnet. ngày 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “Những cuộc "xâm lăng" kín mặt báo của 3 đại gia đình sao Việt”. Ngoisao.net. ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  8. ^ “Trương Ngọc Ninh: Sốt ruột trước nhiều "hiện tượng" âm nhạc”. Thể thao & Văn hóa. ngày 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ “Hé lộ chuyện đời rất thơ về nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh”. Dân trí. ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội”. Thể thao & Văn hóa. ngày 20 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Freelancer là một danh từ khá phổ biến và được dùng rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây
Bạn có thực sự thích hợp để trở thành người viết nội dung?
Bạn có thực sự thích hợp để trở thành người viết nội dung?
Đã từng bao giờ bạn cảm thấy mình đang chậm phát triển trong nghề content dù đã làm nó đến vài ba năm?
Pokémon The Camry Legend 2
Pokémon The Camry Legend 2
this game takes place about four years after the events of the original game
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Trong những ngày ngoài kia là trận chiến căng thẳng, trong lòng là những trận chiến của lắng lo ngột ngạt